Theo giới thiệu từ nhà sản xuất, chiếc tiêm kích với hình dáng thiết kế rất đặc biệt này có khả năng hoạt động chẳng những trong bầu khí quyển Trái đất mà còn bay vào tầng thấp của vũ trụ.Đáng chú ý hơn, tiêm kích BaiDi chỉ là một phần trong dự án cấp quốc gia đầy tham vọng của Trung Quốc có tên gọi Nantianmen, với mục tiêu tạo lập tính ưu việt về công nghệ hàng không trên quỹ đạo thấp của Trái đất.Tiêm kích BaiDi sở hữu những đặc điểm độc đáo, kết hợp tốc độ siêu thanh và khả năng thao diễn rất linh hoạt, giúp nó duy trì khả năng hoạt động một cách hiệu quả ngay cả trong điều kiện trọng lực thấp.Nhà phát triển đặc biệt nhấn mạnh đến khả năng tàng hình của máy bay, cụ thể là để giảm tín hiệu phản xạ radar và hồng ngoại, các kỹ sư đã thiết kế phần khung thân đặc biệt với nhiều giải pháp sáng tạo, đây là lý do chiếc phi cơ có vẻ ngoài "như tới từ ngoài vũ trụ".Những đặc điểm đáng chú ý bao gồm lớp vỏ nhiều phần cấu tạo từ vật liệu đặc biệt và phủ lớp sơn chuyên dụng nhằm hấp thụ và ngăn chặn tín hiệu phản xạ radar, đi kèm với ống xả đặc biệt giúp giảm thiểu lượng nhiệt tỏa ra môi trường ngoài.Điểm nổi bật của tiêm kích BaiDi theo nhận xét tập trung vào tính linh hoạt, khi có khả năng thực hiện đa dạng nhiều nhiệm vụ. Nguyên mẫu trưng bày mặc dù chỉ là mô hình nhưng đã cho thấy nhiều cảm biến và mảng radar được tích hợp sẵn trong thân máy bay.Những yếu tố này giúp tiêm kích thế hệ 6 của Trung Quốc phát hiện đầy đủ các mối đe dọa và phân tích thông số môi trường, từ đó nâng cao phản ứng trước hành động của đối phương, làm tăng hiệu quả trong điều kiện chiến đấu.Chưa dừng lại đây, khoang vũ khí bên trong mặc dù có kích thước lớn nhưng lại được thiết kế rất hợp lý, giúp tăng khả năng tàng hình, khiến hệ thống radar phòng không hay radar hỏa lực trên máy bay chiến đấu đối phương khó phát hiện ra.Đặc điểm bên ngoài của tiêm kích BaiDi còn thu hút sự chú ý với thiết kế "đến từ ngoài hành tinh" và cấu trúc khung thân vững chắc, cho phép nó vận hành trên cả những đường băng dã chiến chưa được chuẩn bị.Trong bối cảnh cuộc chạy đua giành ưu thế quân sự giữa các cường quốc trên thế giới đang diễn ra quyết liệt, tiêm kích thế hệ thứ sáu của Trung Quốc tượng trưng cho tham vọng trở thành nước dẫn đầu không chỉ trong lĩnh vực hàng không vũ trụ quân sự.Nhiều nhà phân tích nhận xét tiêm kích BaiDi sẽ trở thành một yếu tố quan trọng đối với chiến lược quân sự mới của Trung Quốc nhằm củng cố ưu thế trên không, làm thay đổi cán cân quyền lực ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.Một nhận xét rất bất ngờ khác đó là sự xuất hiện của tiêm kích BaiDi do Trung Quốc chế tạo có thể trở thành "phao cứu sinh" cho chương trình chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không thế hệ tiếp theo (NGAD) của Mỹ.Trước đó Lầu Năm Góc đã dự định cắt giảm ngân sách của dự án NGAD, bởi các quan chức quân sự Mỹ cho rằng "chưa cần thiết", khi ưu thế trên không vẫn được duy trì vượt trội, nhưng bây giờ họ sẽ phải suy nghĩ lại khi chiếc BaiDi đã được Trung Quốc giới thiệu.
Theo giới thiệu từ nhà sản xuất, chiếc tiêm kích với hình dáng thiết kế rất đặc biệt này có khả năng hoạt động chẳng những trong bầu khí quyển Trái đất mà còn bay vào tầng thấp của vũ trụ.
Đáng chú ý hơn, tiêm kích BaiDi chỉ là một phần trong dự án cấp quốc gia đầy tham vọng của Trung Quốc có tên gọi Nantianmen, với mục tiêu tạo lập tính ưu việt về công nghệ hàng không trên quỹ đạo thấp của Trái đất.
Tiêm kích BaiDi sở hữu những đặc điểm độc đáo, kết hợp tốc độ siêu thanh và khả năng thao diễn rất linh hoạt, giúp nó duy trì khả năng hoạt động một cách hiệu quả ngay cả trong điều kiện trọng lực thấp.
Nhà phát triển đặc biệt nhấn mạnh đến khả năng tàng hình của máy bay, cụ thể là để giảm tín hiệu phản xạ radar và hồng ngoại, các kỹ sư đã thiết kế phần khung thân đặc biệt với nhiều giải pháp sáng tạo, đây là lý do chiếc phi cơ có vẻ ngoài "như tới từ ngoài vũ trụ".
Những đặc điểm đáng chú ý bao gồm lớp vỏ nhiều phần cấu tạo từ vật liệu đặc biệt và phủ lớp sơn chuyên dụng nhằm hấp thụ và ngăn chặn tín hiệu phản xạ radar, đi kèm với ống xả đặc biệt giúp giảm thiểu lượng nhiệt tỏa ra môi trường ngoài.
Điểm nổi bật của tiêm kích BaiDi theo nhận xét tập trung vào tính linh hoạt, khi có khả năng thực hiện đa dạng nhiều nhiệm vụ. Nguyên mẫu trưng bày mặc dù chỉ là mô hình nhưng đã cho thấy nhiều cảm biến và mảng radar được tích hợp sẵn trong thân máy bay.
Những yếu tố này giúp tiêm kích thế hệ 6 của Trung Quốc phát hiện đầy đủ các mối đe dọa và phân tích thông số môi trường, từ đó nâng cao phản ứng trước hành động của đối phương, làm tăng hiệu quả trong điều kiện chiến đấu.
Chưa dừng lại đây, khoang vũ khí bên trong mặc dù có kích thước lớn nhưng lại được thiết kế rất hợp lý, giúp tăng khả năng tàng hình, khiến hệ thống radar phòng không hay radar hỏa lực trên máy bay chiến đấu đối phương khó phát hiện ra.
Đặc điểm bên ngoài của tiêm kích BaiDi còn thu hút sự chú ý với thiết kế "đến từ ngoài hành tinh" và cấu trúc khung thân vững chắc, cho phép nó vận hành trên cả những đường băng dã chiến chưa được chuẩn bị.
Trong bối cảnh cuộc chạy đua giành ưu thế quân sự giữa các cường quốc trên thế giới đang diễn ra quyết liệt, tiêm kích thế hệ thứ sáu của Trung Quốc tượng trưng cho tham vọng trở thành nước dẫn đầu không chỉ trong lĩnh vực hàng không vũ trụ quân sự.
Nhiều nhà phân tích nhận xét tiêm kích BaiDi sẽ trở thành một yếu tố quan trọng đối với chiến lược quân sự mới của Trung Quốc nhằm củng cố ưu thế trên không, làm thay đổi cán cân quyền lực ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Một nhận xét rất bất ngờ khác đó là sự xuất hiện của tiêm kích BaiDi do Trung Quốc chế tạo có thể trở thành "phao cứu sinh" cho chương trình chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không thế hệ tiếp theo (NGAD) của Mỹ.
Trước đó Lầu Năm Góc đã dự định cắt giảm ngân sách của dự án NGAD, bởi các quan chức quân sự Mỹ cho rằng "chưa cần thiết", khi ưu thế trên không vẫn được duy trì vượt trội, nhưng bây giờ họ sẽ phải suy nghĩ lại khi chiếc BaiDi đã được Trung Quốc giới thiệu.