Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, lực lượng này đang trong quá trình nâng cấp tên lửa đất đối hạm Type 12. Rất có thể trong tương lai, loại tên lửa này sẽ được cập nhật khả năng phóng từ tàu ngầm.Cách đây ít ngày, truyền thông Nhật Bản trích lời phát biểu của nghị sỹ đảng Dân chủ Tự Do cho biết, tên lửa phóng từ tàu ngầm là thứ vũ khí rất hiệu quả về mặt chiến lược.Việc phóng từ tàu ngầm sẽ hạn chế tối đa khả năng các bệ phóng tên lửa bị vô hiệu hóa ngay trong đợt tấn công đầu tiên của đối phương. Ngoài ra, phóng từ tàu ngầm còn có nghĩa, mọi điểm phóng đi của tên lửa sẽ đều là bí mật cho tới khi chúng khai hỏa.Hiện tại, Nhật Bản đang sở hữu tên lửa chống hạm Type 12 - loại vũ khí chống hạm tầm xa được cho là hiệu quả nhất của lực lượng này.Các tên lửa chống hạm Type 12 có tầm bắn từ 200 cho tới 400 km tùy phiên bản.Tuy nhiên, theo thông tin được tờ Nikken đăng tải cách đây ít lâu, loại tên lửa này có khả năng gia tăng tầm phóng lên tới 1000 km, tuy nhiên tất cả đều đang trong quá trình nghiên cứu.Type 12 là loại tên lửa đất đối hạm, ban đầu được phát triển để phóng từ cơ cấu phóng di động mặt đất. Sau này, các phiên bản cải tiến cho phép Type 12 có thể khai hỏa được từ tàu chiến trên mặt nước.Tên lửa sử dụng cơ cấu dẫn đường quán tính, kết hợp với hệ thống định vị GPS và radar quét mảng pha chủ động, cho phép tấn công mục tiêu chính xác ở khoảng cách tối đa.Khác với các loại tên lửa thông thường, tên lửa chống hạm cần có độ chính xác rất cao, vì nếu đi quá chệch so với mục tiêu ban đầu, chúng sẽ không gây hại gì cho tàu chiến đối phương.Type 12 được sản xuất bởi tập đoàn Mitsubishi, tên lửa có chiều dài 5 mét, trọng lượng tối đa 700 kg và mang theo đầu đạn nổ mạnh HE.Điểm đặc biệt của tên lửa Type 12 đó là chúng không những có khả năng tấn công tàu chiến trên mặt nước, mà còn có thể tấn công các mục tiêu mặt đất với độ chính xác rất cao.Do chính sách quốc phòng của nước này, Nhật Bản không được phép xuất khẩu vũ khí sát thương ra nước ngoài. Vậy nên, tên lửa Type 12 chỉ được sử dụng bởi lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, lực lượng này đang trong quá trình nâng cấp tên lửa đất đối hạm Type 12. Rất có thể trong tương lai, loại tên lửa này sẽ được cập nhật khả năng phóng từ tàu ngầm.
Cách đây ít ngày, truyền thông Nhật Bản trích lời phát biểu của nghị sỹ đảng Dân chủ Tự Do cho biết, tên lửa phóng từ tàu ngầm là thứ vũ khí rất hiệu quả về mặt chiến lược.
Việc phóng từ tàu ngầm sẽ hạn chế tối đa khả năng các bệ phóng tên lửa bị vô hiệu hóa ngay trong đợt tấn công đầu tiên của đối phương. Ngoài ra, phóng từ tàu ngầm còn có nghĩa, mọi điểm phóng đi của tên lửa sẽ đều là bí mật cho tới khi chúng khai hỏa.
Hiện tại, Nhật Bản đang sở hữu tên lửa chống hạm Type 12 - loại vũ khí chống hạm tầm xa được cho là hiệu quả nhất của lực lượng này.
Các tên lửa chống hạm Type 12 có tầm bắn từ 200 cho tới 400 km tùy phiên bản.
Tuy nhiên, theo thông tin được tờ Nikken đăng tải cách đây ít lâu, loại tên lửa này có khả năng gia tăng tầm phóng lên tới 1000 km, tuy nhiên tất cả đều đang trong quá trình nghiên cứu.
Type 12 là loại tên lửa đất đối hạm, ban đầu được phát triển để phóng từ cơ cấu phóng di động mặt đất. Sau này, các phiên bản cải tiến cho phép Type 12 có thể khai hỏa được từ tàu chiến trên mặt nước.
Tên lửa sử dụng cơ cấu dẫn đường quán tính, kết hợp với hệ thống định vị GPS và radar quét mảng pha chủ động, cho phép tấn công mục tiêu chính xác ở khoảng cách tối đa.
Khác với các loại tên lửa thông thường, tên lửa chống hạm cần có độ chính xác rất cao, vì nếu đi quá chệch so với mục tiêu ban đầu, chúng sẽ không gây hại gì cho tàu chiến đối phương.
Type 12 được sản xuất bởi tập đoàn Mitsubishi, tên lửa có chiều dài 5 mét, trọng lượng tối đa 700 kg và mang theo đầu đạn nổ mạnh HE.
Điểm đặc biệt của tên lửa Type 12 đó là chúng không những có khả năng tấn công tàu chiến trên mặt nước, mà còn có thể tấn công các mục tiêu mặt đất với độ chính xác rất cao.
Do chính sách quốc phòng của nước này, Nhật Bản không được phép xuất khẩu vũ khí sát thương ra nước ngoài. Vậy nên, tên lửa Type 12 chỉ được sử dụng bởi lực lượng phòng vệ Nhật Bản.