Vào này 2/12 vừa qua, chỉ huy của một trong những đơn vị phòng không Nga có trận địa tại Zaporozhye đã đưa ra thông báo, Lực lượng phòng không Nga đã nhận được phần mềm mới, cho phép họ nhanh chóng phát hiện và bắn hạ các tên lửa của hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) HIMARS, do Mỹ cung cấp cho Ukraine.Hệ thống HIMARS do Mỹ cung cấp đã được chứng minh là một "nhân tố thay đổi cuộc chơi" đối với Ukraine, để ngăn chặn các đợt tấn công của Nga. Đến thời điểm hiện tại, theo ý kiến của hầu hết các chuyên gia, hệ thống HIMARS, đã có tác động đáng kể nhất đến cuộc chiến Nga-Ukraine. Tuy nhiên, các chuyên gia hiện khẳng định rằng, việc sử dụng phần mềm mới cho phép các đơn vị phòng không của Nga thực hiện các tính toán chính xác đến gần 100%; cho phép họ nhanh chóng bắn hạ tên lửa HIMARS. RIA Novosti dẫn lời chỉ huy lực lượng phòng không Nga cho biết: “Nếu ở giai đoạn đầu, lực lượng phòng không Nga không hiểu tên lửa HIMARS là gì, thì sau khi cài đặt chương trình mới vào các hệ thống phòng không hiện có, chúng trở thành “mục tiêu bình thường”.Chỉ huy đơn vị phòng không Nga cho biết: “Chúng tôi có thể sớm phát hiện và đánh chặn mà không gặp vấn đề gì”. Ông còn cho biết thêm, đơn vị dưới sự chỉ huy của ông đã bắn hạ thành công khoảng 10 quả tên lửa HIMARS, trong đó có 4 quả vào tháng trước. Ông Alexei Podberezkin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị-Quân sự của MGIMO, nói với tờ Sputnik của Nga, “Về nguyên tắc, ngay cả trước khi có phần mềm mới, 75-80% tên lửa do hệ thống HIMARS phóng đã bị bắn hạ, nhưng không phải 100%”.Tuy nhiên, các tên lửa HIMARS giờ đây có thể bị bắn hạ với độ chắc chắn gần như hoàn hảo nhờ tính toán chính xác hơn, ông nói thêm. Trong khi đó, Nga không tiết lộ thời điểm họ cập nhật phần mềm mới này, cho các hệ thống phòng không nội địa.Trước đây, có thông tin cho rằng, Quân đội Nga cũng đang triển khai phiên bản HIMARS của riêng mình là Tornado-S, để chống lại HIMARS. Tornado-S tương tự như HIMARS của Mỹ, đó là hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS), bắn đạn có điều khiển, được sử dụng để tấn công các mục tiêu ở sâu trong hậu phương địch. Tornado-S được cho là có tính năng tốt hơn nhiều so với HIMARS M142 của Mỹ. Chẳng hạn, HIMARS M142 của Mỹ chỉ có khả năng phóng sáu tên lửa 227 mm M31, dẫn đường bằng GPS trong một loạt, với tầm bắn 80 km và độ chính xác từ 5 đến 10 mét. Để so sánh, các hệ thống 9A54 Tornado-S của Nga có độ chính xác tương đương với HIMARS, nhưng có thể phóng 12 tên lửa 300 mm dẫn đường bằng hệ thống GLONASS với tầm bắn tối đa 120 km. Tornado-S cũng nhanh hơn và hiệu quả hơn, với thời gian sẵn sàng phóng chỉ trong ba phút.Khi cuộc xung đột tại Ukraine bùng nổ, khiến số bệ phóng HIMARS của Mỹ vơi đi nhanh chóng. Vào ngày 1/12 vừa qua, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo rằng, công ty quốc phòng Lockheed Martin của nước này, đã nhận được hợp đồng trị giá 430 triệu USD để sản xuất bổ sung thêm một số hệ thống HIMARS. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, hợp đồng sản xuất trọn gói nhằm đáp ứng “nhu cầu cấp thiết” để hỗ trợ Quân đội Mỹ và các đồng minh quốc tế. Thông báo không đề cập đến số lượng bệ phóng HIMARS sẽ được sản xuất.Theo tuyên bố chính thức của Lầu Năm Góc, đây là hợp đồng sản xuất HIMARS đầu tiên kể từ khi hệ thống này được chuyển giao cho Ukraine vào tháng 4. Thỏa thuận sẽ kết thúc vào ngày 31/12/2025.Bộ Quốc phòng Mỹ cũng chưa tiết lộ đồng minh nước ngoài nào sẽ nhận được hệ thống HIMARS mới. Công việc sản xuất sẽ được thực hiện ở các bang Alabama, Arkansas, Florida, Texas và các tiểu bang khác trên khắp nước Mỹ. Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột tại Ukraine, Mỹ đã chuyển giao 20 bệ phóng HIMARS cho Ukraine và cam kết sẽ cung cấp thêm 18 bệ phóng nữa trong những năm tới. Thành công của loại vũ khí này trong việc ngăn chặn các cuộc phản công của Nga đã khiến Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Reznikov gọi nó là "kẻ thay đổi cuộc chơi".Tên lửa HIMARS đã “tự khẳng định mình” là một vũ khí quan trọng, giúp tăng khả năng của Ukraine trong việc tấn công các kho đạn, cầu và các mục tiêu quan trọng khác; làm suy yếu khả năng tiếp tế hậu cần của Quân đội Nga.Theo các chuyên gia độc lập phân tích, việc Nga gặp khó khi đối phó với tên lửa HIMARS chủ yếu là do thiết bị cũ và kém hiệu quả. Phải nói rằng, vẫn còn quá sớm để giải mã khả năng của Quân đội Nga trong việc chặn đứng phát triển như thế nào nhờ phần mềm “sát thủ HIMARS” mới.
Vào này 2/12 vừa qua, chỉ huy của một trong những đơn vị phòng không Nga có trận địa tại Zaporozhye đã đưa ra thông báo, Lực lượng phòng không Nga đã nhận được phần mềm mới, cho phép họ nhanh chóng phát hiện và bắn hạ các tên lửa của hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS) HIMARS, do Mỹ cung cấp cho Ukraine.
Hệ thống HIMARS do Mỹ cung cấp đã được chứng minh là một "nhân tố thay đổi cuộc chơi" đối với Ukraine, để ngăn chặn các đợt tấn công của Nga. Đến thời điểm hiện tại, theo ý kiến của hầu hết các chuyên gia, hệ thống HIMARS, đã có tác động đáng kể nhất đến cuộc chiến Nga-Ukraine.
Tuy nhiên, các chuyên gia hiện khẳng định rằng, việc sử dụng phần mềm mới cho phép các đơn vị phòng không của Nga thực hiện các tính toán chính xác đến gần 100%; cho phép họ nhanh chóng bắn hạ tên lửa HIMARS.
RIA Novosti dẫn lời chỉ huy lực lượng phòng không Nga cho biết: “Nếu ở giai đoạn đầu, lực lượng phòng không Nga không hiểu tên lửa HIMARS là gì, thì sau khi cài đặt chương trình mới vào các hệ thống phòng không hiện có, chúng trở thành “mục tiêu bình thường”.
Chỉ huy đơn vị phòng không Nga cho biết: “Chúng tôi có thể sớm phát hiện và đánh chặn mà không gặp vấn đề gì”. Ông còn cho biết thêm, đơn vị dưới sự chỉ huy của ông đã bắn hạ thành công khoảng 10 quả tên lửa HIMARS, trong đó có 4 quả vào tháng trước.
Ông Alexei Podberezkin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị-Quân sự của MGIMO, nói với tờ Sputnik của Nga, “Về nguyên tắc, ngay cả trước khi có phần mềm mới, 75-80% tên lửa do hệ thống HIMARS phóng đã bị bắn hạ, nhưng không phải 100%”.
Tuy nhiên, các tên lửa HIMARS giờ đây có thể bị bắn hạ với độ chắc chắn gần như hoàn hảo nhờ tính toán chính xác hơn, ông nói thêm. Trong khi đó, Nga không tiết lộ thời điểm họ cập nhật phần mềm mới này, cho các hệ thống phòng không nội địa.
Trước đây, có thông tin cho rằng, Quân đội Nga cũng đang triển khai phiên bản HIMARS của riêng mình là Tornado-S, để chống lại HIMARS. Tornado-S tương tự như HIMARS của Mỹ, đó là hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS), bắn đạn có điều khiển, được sử dụng để tấn công các mục tiêu ở sâu trong hậu phương địch.
Tornado-S được cho là có tính năng tốt hơn nhiều so với HIMARS M142 của Mỹ. Chẳng hạn, HIMARS M142 của Mỹ chỉ có khả năng phóng sáu tên lửa 227 mm M31, dẫn đường bằng GPS trong một loạt, với tầm bắn 80 km và độ chính xác từ 5 đến 10 mét.
Để so sánh, các hệ thống 9A54 Tornado-S của Nga có độ chính xác tương đương với HIMARS, nhưng có thể phóng 12 tên lửa 300 mm dẫn đường bằng hệ thống GLONASS với tầm bắn tối đa 120 km. Tornado-S cũng nhanh hơn và hiệu quả hơn, với thời gian sẵn sàng phóng chỉ trong ba phút.
Khi cuộc xung đột tại Ukraine bùng nổ, khiến số bệ phóng HIMARS của Mỹ vơi đi nhanh chóng. Vào ngày 1/12 vừa qua, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo rằng, công ty quốc phòng Lockheed Martin của nước này, đã nhận được hợp đồng trị giá 430 triệu USD để sản xuất bổ sung thêm một số hệ thống HIMARS.
Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, hợp đồng sản xuất trọn gói nhằm đáp ứng “nhu cầu cấp thiết” để hỗ trợ Quân đội Mỹ và các đồng minh quốc tế. Thông báo không đề cập đến số lượng bệ phóng HIMARS sẽ được sản xuất.
Theo tuyên bố chính thức của Lầu Năm Góc, đây là hợp đồng sản xuất HIMARS đầu tiên kể từ khi hệ thống này được chuyển giao cho Ukraine vào tháng 4. Thỏa thuận sẽ kết thúc vào ngày 31/12/2025.
Bộ Quốc phòng Mỹ cũng chưa tiết lộ đồng minh nước ngoài nào sẽ nhận được hệ thống HIMARS mới. Công việc sản xuất sẽ được thực hiện ở các bang Alabama, Arkansas, Florida, Texas và các tiểu bang khác trên khắp nước Mỹ.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột tại Ukraine, Mỹ đã chuyển giao 20 bệ phóng HIMARS cho Ukraine và cam kết sẽ cung cấp thêm 18 bệ phóng nữa trong những năm tới. Thành công của loại vũ khí này trong việc ngăn chặn các cuộc phản công của Nga đã khiến Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Reznikov gọi nó là "kẻ thay đổi cuộc chơi".
Tên lửa HIMARS đã “tự khẳng định mình” là một vũ khí quan trọng, giúp tăng khả năng của Ukraine trong việc tấn công các kho đạn, cầu và các mục tiêu quan trọng khác; làm suy yếu khả năng tiếp tế hậu cần của Quân đội Nga.
Theo các chuyên gia độc lập phân tích, việc Nga gặp khó khi đối phó với tên lửa HIMARS chủ yếu là do thiết bị cũ và kém hiệu quả. Phải nói rằng, vẫn còn quá sớm để giải mã khả năng của Quân đội Nga trong việc chặn đứng phát triển như thế nào nhờ phần mềm “sát thủ HIMARS” mới.