Ai đứng sau kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân ở Việt Nam?

Google News

(Kiến Thức) - Theo tờ New York Times của Mỹ, một phần tài liệu mật về Chiến tranh Việt Nam mới được giải mật cho thấy các tướng lĩnh Lầu Năm Góc đã vạch ra một kế hoạch kết thúc nhanh cuộc chiến bằng vũ khí hạt nhân.

Việc Mỹ muốn sử dụng vũ khí hạt nhân (cả chiến thuật lẫn chiến lược) trên chiến trường Việt Nam là một trong những hành động chứng tỏ quân đội nước này đã bị "dồn vào đường cùng" và không thể tìm ra lối thoát nào nhẹ nhàng hơn cho cuộc chiến này.
Theo những tài liệu được Mỹ giải mật, người đứng đầu ý tưởng dùng vũ khí hạt nhân trong Chiến tranh Việt Nam không ai khác chính là tướng William Westmoreland - tổng chỉ huy quân đội Mỹ trên chiến trường Việt Nam giai đoạn 1968 - 1972. Đây chính là người đã đưa ra ý tưởng sử dụng vũ khí hạt nhân ở mức độ chiến thuật và cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân ở mức độ chiến lược để tạo ưu thế vượt trội trên chiến trường này.
Ai dung sau ke hoach su dung vu khi hat nhan o Viet Nam?
 Tướng Westmoreland (trái) thời Chiến tranh Việt Nam. Nguồn: Warhistory.
Các tài liệu mật mới được Mỹ giải mã gần đây cho biết, tướng Westmoreland đã thực sự nghiêm túc khi yêu cầu sử dụng vũ khí hạt nhân tại chiến trường Khe Sanh - một trong những trận chiến lâu và lớn nhất xảy ra giữa Quân đội Mỹ và quân giải phóng.
Trong khoảng thời gian cuộc chiến ở Khe Sanh diễn ra - nghĩa là từ tháng 1 tới tháng 6 năm 1968, Quân đội Mỹ dưới sức ép quân sự quá lớn của Quân giải phóng đã buộc phải rút lui ở Khe Sanh. Mặc dù vậy tướng Westmoreland phản đối quyết định rút lui này và bảo lưu quan điểm sử dụng vũ khí hạt nhân tại Khe Sanh để lật ngược thế cờ.
Lập luận của Westmoreland có vẻ rất chính xác, dù căn cứ Khe Sanh không có nhiều lợi thế về mặt chiến thuật, thậm chí về mặt chiến lược Quân đội Mỹ còn nhận định Khe Sanh hoàn toàn không có bất cứ lợi thế gì. Tuy nhiên đây là trận chiến máu lửa và thu hút được sự chú ý nhiều nhất trong toàn cuộc Chiến tranh Việt Nam (tính đến năm 1968) và nếu thất bại ở Khe Sanh, ý chí và tinh thần của binh lính Mỹ và người dân Mỹ sẽ bị nghiền nát.
Ai dung sau ke hoach su dung vu khi hat nhan o Viet Nam?-Hinh-2
 Tổng thống Lyndon B. Johnson xem xét sa bàn mô phỏng lại chiến trường Khe Sanh. Nguồn: Warhistory.
Và thực sự là sau thất bại ở Khe Sanh, người dân Mỹ đã ngán Chiến tranh Việt Nam đến tận cổ, biểu tình phản chiến diễn ra ở khắp nơi, người dân Mỹ muốn quân đội nước này rút khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt. Các nhà sử học thậm chí còn cho rằng, thất bại của Mỹ ở Khe Sanh đã rút ngắn Chiến tranh Việt Nam đi vài năm.
Thời điểm Westmoreland đưa ra ý tưởng về việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Khe Sanh (sau đó ghi chú thêm có thể sử dụng vũ khí chiến lược nếu vũ khí chiến thuật tỏ ra không ăn thua), cuộc chiến ở Khe Sanh vẫn đang diễn ra ở giai đoạn kịch liệt, tuy nhiên nhận định của tướng lĩnh Mỹ lại cho rằng quân Mỹ đang mất dần lợi thế và tình hình sẽ chỉ ngày càng tệ hơn.
Ai dung sau ke hoach su dung vu khi hat nhan o Viet Nam?-Hinh-3
Pháo M107 khổng lồ 175mm tại căn cứ Carroll bắn yểm trợ cho căn cứ Khe Sanh. Nguồn: Warhistory.
Các sử gia trên thế giới đều so sánh căn cứ Khe Sanh của Mỹ với căn cứ Điện Biên Phủ của người Pháp năm 1954. Điều này có nghĩa là quân giải phóng đã có quá nhiều kinh nghiệm đánh vào một căn cứ tưởng chừng như "bất khả thi".
Theo tài liệu được Mỹ ghi lại, cuộc chiến ở Khe Sanh diễn ra 9 ngày trước đêm giao thừa Tết Mậu Thân 1968. Cuộc tấn công này chính thức đánh dấu báo hiệu sự thất bại nhãn tiền của người Mỹ ở Việt Nam - điều mà trước đó nhiều chuyên gia ở Lầu Năm Góc có thể chỉ ra nhưng chưa ai chắc chắn dám khẳng định.
Kế hoạch cứu vãn tình thế ở Khe Sanh được tướng Westmoreland trình báo lên Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Lyndon B. Johnson mang tên Operation Fracture Jaw - Tạm dịch là chiến dịch "Vỡ Hàm". Đây chính là bản chiến dịch được Westmoreland cùng các cộng sự của mình lên chi tiết cho việc hạt nhân hoá cuộc chiến tranh Việt Nam trong trường hợp quân Mỹ ở Khe Sanh thất thủ.
Ai dung sau ke hoach su dung vu khi hat nhan o Viet Nam?-Hinh-4
Căn cứ Khe Sanh chìm trong biển lửa. Nguồn: Warhistory.
Ngày 10/2/1968, tướng Westmoreland liên lạc với Đô đốc Sharp, Tổng chỉ huy các lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương và cho ông này biết "Chiến dịch Vỡ Hàm đã được tôi thông qua".
Nhiều tướng Mỹ khác ở Thái Bình Dương cũng nhận được thông tin tương tự và được yêu cầu chuẩn bị thực hiện Chiến dịch Vỡ Hàm càng sớm càng tốt ngay khi có chỉ thị trực tiếp từ Tổng thống.
Như thường lệ, các cuộc nói chuyện của Westmoreland với tướng lĩnh dưới cấp mình đã bị lộ ra ngoài và chỉ ngay tuần sau, Cơ quan An ninh Quốc gia đã yêu cầu tổng thống Lyndon B. Johnson tìm hiểu ngay chiến dịch Vỡ Hàm và dường như đã được chuẩn bị trước, Westmoreland ngay lập tức trình cho Lyndon B. Johnson bản chi tiết về kế hoạch này.
Ngay khi có trong tay bản kế hoạch của tướng Westmoreland, Lyndon B. Johnson đã cảm thấy sửng sốt và thậm chí còn phải hỏi ngược lại Westmoreland xem có sự nhầm lẫn nào ở đây không.
Ai dung sau ke hoach su dung vu khi hat nhan o Viet Nam?-Hinh-5
 Một toán lính bắn tỉa của Mỹ ở Khe Sanh. Nguồn: Warhistory.
Khi được Westmoreland khẳng định là không có sự nhầm lẫn nào, Lyndon B. Johnson đã ngay lập tức đưa ra chỉ thị "Dừng mọi hoạt động liên quan tới kế hoạch Fracture Jaw". Ngoài ra, Lyndon B. Johnson cũng đưa ra các chỉ thị kèm theo bao gồm "Thẩm vấn tất cả những người đã biết và có đủ thẩm quyền được phép tiếp cận với kế hoạch này" cũng như "Đảm bảo bí mật tuyệt đối kế hoạch Fracture Jaw và mọi hành động liên quan tới kế hoạch này trước đây".
Đây được coi là lần cuối cùng "Fracture Jaw" được nhắc tới trong một văn bản chính thức của Quân đội Mỹ trước khi nó bị nhấn chìm trong hầm an ninh của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc tới khi được giải mật.
Trước khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhiều người Mỹ đã tự thắc mắc tại sau Liên Xô và Trung Quốc lại đốc toàn lực chuẩn bị cho một cuộc tấn công hạt nhân từ phía Mỹ. Những người Mỹ "ngây thơ" này cho rằng, nước Mỹ không "nóng tính" tới mức tấn công hạt nhân phủ đầu Moscow và Bắc Kinh.
Nhiều người dân Mỹ khi được hỏi đã cho rằng, nếu như một cuộc chiến tranh hạt nhân nổ ra, những người ở Moscow và Bắc Kinh chắc chắn sẽ phải là những kẻ khơi mào.
Đáng tiếc thay, nếu nhìn vào lịch sử và nhận xét một cách khách quan thì chỉ Mỹ mới là quốc gia có đủ bản lĩnh và là quốc gia duy nhất đã từng ném bom hạt nhân xuống một quốc gia khác. Vấn đề ở đây đó là Mỹ có tiếp tục ra tay trước hay không vì dù gì, quốc gia này cũng đã từng "nhúng chàm" với vũ khí hạt nhân trước đó.
Ai dung sau ke hoach su dung vu khi hat nhan o Viet Nam?-Hinh-6
 Tướng Westmoreland trên chiến trường Việt Nam. Nguồn: Warhistory.
Thậm chí, Mỹ còn từng rất nhiều lần doạ sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân, điển hình như trong cuộc giằng cho với quân Triều Tiên, Trung Quốc và Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên, Tổng thống Mỹ Eisenhower đã từng đề cập tới biên pháp hạt nhân như một cách hiệu quả để đưa phe Cộng sản ngồi xuống bàn đàm phán.
Năm 1962, Tổng thống John Kennedy đã từng phát biểu trên sóng truyền hình trực tiếp rằng "mọi cuộc tấn công bắt đầu từ Cuba nhắm vào Mỹ sẽ được xem là hành động tuyên chiến của Moscow với Washington".
Những bằng chứng này cho biết, ý tưởng về việc sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Việt Nam năm 1968 là hoàn toàn có căn cứ và có vẻ hết sức nghiêm túc. Rất may là cuộc leo thang hạt nhân này đã không diễn ra.

Mời độc giả xem Video: Tướng Westmoreland trên chiến trường Việt Nam.



Tuấn Anh

>> xem thêm

Bình luận(0)