Nằm ở số 7 đường Lý Chính Thắng, quán Phở Bình đã từng tồn tại suốt nhiều thập kỷ qua. Đây cũng là nơi ghi dấu ấn lịch sử của cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta. Nguồn ảnh: Dulich.Trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân, quán phở này đã là nơi trú ẩn của một tổ biệt động mang bí danh F100. Chính tổ F100 này đã lên kế hoạch và giúp các đơn vị quân giải phóng miền nam tiến hành các chiến dịch trong nội đô Sài Gòn vào tháng 1/1968. Nguồn ảnh: Peter.Khi cuộc chiến nổ ra, tầng hai của quán Phở Bình đã trở thành nơi trú ẩn và là căn cứ chỉ huy cho các lực lượng vũ trang của quân và dân ta tại Sài Gòn suốt trong thời gian diễn ra giao tranh. Nguồn ảnh: Peter.Tầng hai của quán Phở Bình vẫn còn được bảo tồn nguyên trạng tới tận ngày nay và trở thành một bảo tàng thu nhỏ, ghi lại những chiến tích anh dũng của quân và dân Sài Gòn trong chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Nguồn ảnh: Peter.Chủ của quán phở này, vốn là một người miền bắc di dân vào nam trong giữa những năm 1950 có tên Ngô Toại. Ông gia nhập vào lực lượng F100 theo lời động viên của bố vợ. Sau khi gia nhập F100, ông nhận nhiệm vụ vận chuyển và cất giấu vũ khí tới 13 điểm trong nội thành Sài Gòn. Nguồn ảnh: History.Tới năm 1965, một tình báo viên thuộc tổ F100 đã bí mật mua liền một lúc vài tòa nhà ở trung tâm Sài Gòn và bí mật cho xây dựng những tầng hầm để cất giấu vũ khí trong khi cải tạo những tòa nhà này. Nguồn ảnh: Flickr.Những căn hầm này cất giấu rất nhiều vũ khí bao gồm súng AK-47, súng chống tăng B-40, súng trường, lựu đạn, thuốc nổ và nhiều loại vũ khí sát thương khác, sẵn sàng cung cấp cho các đơn vị biệt động khi cần. Nguồn ảnh: Pinterest.Để vận chuyển số vũ khí trên từ chiến khu về tập kết ở nội thành Sài Gòn, các thành viên của tổ F100 thường sử dụng xe bò kéo và hầu như không bị kiểm tra. Sau nhiều năm chuẩn bị, lượng vũ khí đã đủ cho cuộc tấn công. Nguồn ảnh: Flickr.Lực lượng F100 "đóng quân" tại quán phở Bình sau đó chính là lực lượng đã tấn công vào Đại Sứ Quán Mỹ ở Sài Gòn, chiếm giữ được nơi này trong nhiều tiếng đồng hồ, khiến cả thế giới và đặc biệt là người Mỹ hoang mang tột độ. Nguồn ảnh: History.Cuộc tiến công Mậu Thân cũng khiến người dân Mỹ bàng hoàng nhận ra sự ác liệt của Chiến tranh Việt Nam, dấy lên làn sóng phản đối chiến tranh trên nhiều nơi khắp thế giới. Chính phủ Mỹ đã phải chịu sức ép to lớn sau cuộc tiến công của ta. Nguồn ảnh: Flickr.Cuộc tấn công cũng cho thấy sự "bất lực" của quân đội Mỹ và quân đội ngụy Sài Gòn trong việc kiểm soát an ninh ở chính Sài Gòn, khi mà quân giải phóng Miền Nam không những có thể tấn công được vào những địa điểm quan trọng trong Sài Gòn mà còn có thể chuẩn bị vũ khí trước nhiều năm mà không bị phát hiện. Nguồn ảnh: Flickr.Ngày 31/3/1968 vài tháng sau Tết Mậu Thân, Tổng thống Mỹ Jonhson tuyên bố chấm dứt ném bom ở Miền Bắc Việt Nam, sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán và yêu cầu không tăng thêm quân Mỹ tới Việt Nam. Mỹ chính thức "xuống thang" trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Reddit.Mời độc giả xem Video: Mậu Thân 1968, cuộc đối đầu lịch sử. Nguồn: VTV.
Nằm ở số 7 đường Lý Chính Thắng, quán Phở Bình đã từng tồn tại suốt nhiều thập kỷ qua. Đây cũng là nơi ghi dấu ấn lịch sử của cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta. Nguồn ảnh: Dulich.
Trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân, quán phở này đã là nơi trú ẩn của một tổ biệt động mang bí danh F100. Chính tổ F100 này đã lên kế hoạch và giúp các đơn vị quân giải phóng miền nam tiến hành các chiến dịch trong nội đô Sài Gòn vào tháng 1/1968. Nguồn ảnh: Peter.
Khi cuộc chiến nổ ra, tầng hai của quán Phở Bình đã trở thành nơi trú ẩn và là căn cứ chỉ huy cho các lực lượng vũ trang của quân và dân ta tại Sài Gòn suốt trong thời gian diễn ra giao tranh. Nguồn ảnh: Peter.
Tầng hai của quán Phở Bình vẫn còn được bảo tồn nguyên trạng tới tận ngày nay và trở thành một bảo tàng thu nhỏ, ghi lại những chiến tích anh dũng của quân và dân Sài Gòn trong chiến dịch Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Nguồn ảnh: Peter.
Chủ của quán phở này, vốn là một người miền bắc di dân vào nam trong giữa những năm 1950 có tên Ngô Toại. Ông gia nhập vào lực lượng F100 theo lời động viên của bố vợ. Sau khi gia nhập F100, ông nhận nhiệm vụ vận chuyển và cất giấu vũ khí tới 13 điểm trong nội thành Sài Gòn. Nguồn ảnh: History.
Tới năm 1965, một tình báo viên thuộc tổ F100 đã bí mật mua liền một lúc vài tòa nhà ở trung tâm Sài Gòn và bí mật cho xây dựng những tầng hầm để cất giấu vũ khí trong khi cải tạo những tòa nhà này. Nguồn ảnh: Flickr.
Những căn hầm này cất giấu rất nhiều vũ khí bao gồm súng AK-47, súng chống tăng B-40, súng trường, lựu đạn, thuốc nổ và nhiều loại vũ khí sát thương khác, sẵn sàng cung cấp cho các đơn vị biệt động khi cần. Nguồn ảnh: Pinterest.
Để vận chuyển số vũ khí trên từ chiến khu về tập kết ở nội thành Sài Gòn, các thành viên của tổ F100 thường sử dụng xe bò kéo và hầu như không bị kiểm tra. Sau nhiều năm chuẩn bị, lượng vũ khí đã đủ cho cuộc tấn công. Nguồn ảnh: Flickr.
Lực lượng F100 "đóng quân" tại quán phở Bình sau đó chính là lực lượng đã tấn công vào Đại Sứ Quán Mỹ ở Sài Gòn, chiếm giữ được nơi này trong nhiều tiếng đồng hồ, khiến cả thế giới và đặc biệt là người Mỹ hoang mang tột độ. Nguồn ảnh: History.
Cuộc tiến công Mậu Thân cũng khiến người dân Mỹ bàng hoàng nhận ra sự ác liệt của Chiến tranh Việt Nam, dấy lên làn sóng phản đối chiến tranh trên nhiều nơi khắp thế giới. Chính phủ Mỹ đã phải chịu sức ép to lớn sau cuộc tiến công của ta. Nguồn ảnh: Flickr.
Cuộc tấn công cũng cho thấy sự "bất lực" của quân đội Mỹ và quân đội ngụy Sài Gòn trong việc kiểm soát an ninh ở chính Sài Gòn, khi mà quân giải phóng Miền Nam không những có thể tấn công được vào những địa điểm quan trọng trong Sài Gòn mà còn có thể chuẩn bị vũ khí trước nhiều năm mà không bị phát hiện. Nguồn ảnh: Flickr.
Ngày 31/3/1968 vài tháng sau Tết Mậu Thân, Tổng thống Mỹ Jonhson tuyên bố chấm dứt ném bom ở Miền Bắc Việt Nam, sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán và yêu cầu không tăng thêm quân Mỹ tới Việt Nam. Mỹ chính thức "xuống thang" trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Reddit.
Mời độc giả xem Video: Mậu Thân 1968, cuộc đối đầu lịch sử. Nguồn: VTV.