Trong một phân tích được tờ RIR đăng tài, dù trong một vài năm trở lại gần đây, thị phần thị trường vũ khí Ấn Độ mà Nga đang nắm giữ đang bị thâu tóm một phần bởi các tập đoàn vũ khí đa quốc của Mỹ, các nước Phương Tây hay thậm chí là Israel do chính sách đa dạng hóa nguồn cung vũ khí của chính phủ Ấn Độ, nhưng chừng đó chưa phải là vấn đề quá lớn đối với các công ty vũ khí Nga.
Tất nhiên các công ty vũ khí Nga vẫn giữ nguyên thế mạnh là nhà thầu cung cấp các loại vũ khí tấn công chính cho Quân đội Ấn Độ. Nhưng điều này lại trái ngược hoàn toàn với các loại trang thiết bị quân sự thông thường khác như máy bay vận tải hay thiết bị thông tin liên lạc khi New Delhi có chiều hướng chuyển sang sử dụng các nền tảng công nghệ do Phương Tây hay Israel phát triển.
|
Kho vũ khí của Quân đội Ấn Độ là tập hợp những thành tựu công nghệ quốc phòng hàng đầu thế giới trong đó nền tảng các loại vũ khí do Nga chế tạo.
|
Có một điều là các loại vũ khí do Nga phát triển thường được thiết kế để đáp ứng các học thuyết quân sự của nước này, với khả năng triển khai một đợt tấn công phủ đầu đối phương ngay khi cuộc chiến bắt đầu. Và tất nhiên khi sở hữu các loại vũ khí do Nga sản xuất bạn không thể ngồi đợi kẻ thù tới đến trước cửa nhà mình mới ra tay và theo thông thường người Nga thích là người đi săn hơn là bị săn.
Sẵn sàng cho mọi cuộc chiến trên không
Không quân Ấn Độ thường sử dụng dòng tiêm kích đa năng Su-30MKI mua từ Nga cho nhiều nhiệm vụ trên không khác nhau, trong đó có cả nhiệm vụ đánh chặn các mục tiêu bay lạ xâm nhập không phận nước này. Su-30MKI hầu như có thể đánh chặn mọi tiêu trên không với kho vũ khí mà nó có thể mang theo kể cả khi nó là khinh khí cầu trinh sát do thám của đối phương.
Rõ ràng Không quân Ấn Độ không muốn sự thiếu hụt các máy bay chiến đấu sau khi những chiếc tiêm kích MiG-21 ngưng hoạt động ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ không phận của mình do đó họ sẽ tận dụng mọi thứ mà mình có. Tuy nhiên trong tương lai nhiệm vụ này có thể sẽ được chuyển giao cho những chiếc tiêm kích đa năng Mirage-2000 do Pháp chế tạo sau khi chúng hoàn thành chương trình nâng cấp.
|
Sự thiếu hụt máy bay chiến đấu sau khi cho MiG-21 nghỉ hưu Không quân Ấn Độ càng phụ thuộc vào Nga nhiều hơn dù đã thử tiềm ứng cử viên khác nhưng tất cả đều không phù hợp.
|
Nhưng xét cho cùng việc sử dụng phi đội Su-30MKI luôn luôn là lựa chọn hàng đầu của Ấn Độ khi số lượng máy bay chiến đấu đa nhiệm này trong Không quân Ấn Độ đang tăng lên từng ngày với hơn 300 chiếc hiện tại. Thậm chí Su-30MKI có một vị trí khá đặc biệt trong lòng hàng triệu người dân Ấn Độ.
Tuy nhiên, Không quân Ấn Độ vẫn còn một quân át chủ bài khác, đó là những chiếc tiêm kích đa năng MiG-29 'Fulcrum'. Chiến tích của MiG-29 đã được thể hiện qua cuộc xung đột Kargil vào năm 1999 giữa Ấn Độ và Pakistan. Với phi đội gồm các máy bay chiến đấu MiG-29, MiG-21, MiG-27 và Mirage-2000 Không quân Ấn Độ đã mở các cuộc tấn công đồng loạt vào các mục tiêu của Pakistan dọc khu vực biên giới giữa hai nước trước sự bất lực của Không quân Pakistan.
Phía bên kia chiến tuyến những chiếc tiêm kích đa năng F-16 của Không quân Pakistan do Mỹ chế tạo hoàn toàn lép vế và hầu như bỏ chạy trước những chiếc MiG-29, khi mà chúng liên tục bị những chiếc MiG-29 của Ấn Độ đặt trong tầm ngắm của tên lửa không đối không. Tất nhiên với lợi thế trên không hoàn toàn áp đảo Không quân Ấn Độ đã nhanh chóng dành phần thắng về mình.
|
Thống trị bầu trời Ấn Độ vẫn là những chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKI.
|
F-16 là một trong những dòng máy bay chiến đấu thành công nhất trong ngành công nghiệp hàng không thế giới, nhưng thành công của nó chỉ là khi nó phải đối đầu với những lực lượng không quân yếu hơn hoặc được trang bị hạn chế điển hình như cuộc chiến Iraq vào năm 2003. Nhưng khi phải đối mặt với một lực lượng không quân chuyên nghiệp như Ấn Độ, F-16 khó có thể che giấu được những hạn chế chết người của mình và đây chỉ là một trong nhiều ví dụ về việc vũ khí của Nga được chế tạo để tấn công thay vì phòng vệ.
Nhưng mặt khác lực lượng Không quân Ấn Độ lại xây dựng phi đội máy bay vận tải quân sự chiến lược của mình với những chiếc C-17 Globemaster III của Mỹ và trở thành nước sử dụng loại máy bay này nhiều thứ hai thế giới, bên cạnh đó là phi đội máy bay vận tải quân sự C-130J Hercules dành cho lực lượng đặc biệt và các đơn vị biên phòng. Tuy nhiên để sở hữu những phi đội này Ấn Độ cũng phải thực hiện một số yêu cầu từ phía Mỹ về chương trình hạt nhân của New Delhi.
Công bằng mà nói thì C-17 có khả năng vận tải cao hơn hẳn so với những chiếc Ilyushins IL-76 do Nga chế tạo đang được Không quân Ấn Độ sử dụng. Tuy nhiên tầm hoạt động của IL-76 cũng đứng top trong các dòng máy bay vận tải quân sự lớn nhất thế giới. C-17 còn thể hiện được khả năng của mình khi di tản 4.000 công dân Ấn Độ khỏi Yemen khi quốc gia này xảy ra nội chiến vào tháng 4/2015.