Hãng thông tấn TASS dẫn lời một quan chức cấp cao của Nga tại triển lãm hàng không quốc tế Singapore Airshow cho hay, năm 2016 sẽ là năm bước ngoặt đối với máy bay chiến đấu Sukhoi chế tạo, khi có hàng loạt quốc gia quan tâm tới các dòng sản phẩm của công ty này.Vị quan chức này cũng cho hay, những chiếc tiêm kích đa năng Su-35 đầu tiên cũng sẽ được chuyển giao cho Trung Quốc vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2017. Và việc sản xuất các biến thể xuất khẩu của dòng tiêm kích đa năng này thường dài hơn do theo yêu cầu thay đổi thiết kế theo khách hàng đặt mua.Trước đó vào cuối năm 2015 cả Bắc Kinh và Moscow đều đã đi đến một thỏa thuận cuối cho hợp đồng cung cấp 24 chiếc Su-35 cùng thiết bị hỗ trợ mặt đất và phụ tùng thay thế. Thỏa thuận này có giá trị ước tính 2 tỷ USD và Trung Quốc là khách hàng đầu tiên mua Su-35 từ Nga.Các chiến đấu cơ Sukhoi còn có thể thắng lớn tại thị trường Ấn Độ khi New Delhi để ngỏ khả năng ký thêm hợp đồng cung cấp 40 chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKI cho không quân nước này. Với hàng loạt lợi thế và hỗ trợ nội địa hóa từ Nga, Ấn Độ chắc chắn sẽ cân nhắc kỹ lưỡng lại việc mua số lượng lớn những chiếc chiếc tiêm kích đa năng Rafale của Pháp.Cho tới thời điểm hiện tại, Ấn Độ đã đặt mua hơn 310 chiếc Su-30MKI từ Nga trong đó hợp đồng 272 chiếc Su-30MKI đầu tiên được ký kết vào những năm 1990 với 230 chiếc được lắp ráp tại Ấn Độ. Đến năm 2012, Ấn Độ đã đặt mua thêm từ Nga thêm 42 chiếc Su-30MKI và toàn bộ số máy bay này được lắp ráp hoàn tại nhà máy công nghiệp hàng không Hindustan Aeronautics Limited (HAL) của Ấn Độ.Ngoài thị trường truyền thống ở Châu Á, các dòng máy bay chiến đấu của Sukhoi cũng khá thành công tại các quốc gia Trung Đông và Châu Phi. Trong đầu năm nay, đã có nhiều thông tin cho rằng Algeria đã đặt mua những chiếc tiêm kích bom Su-34 đầu tiên từ Nga và chở thành khách hàng đầu tiên mua loại máy bay chiến đấu này với số lượng tối đa có thể lên đến 40 chiếc.Trong khi đó, Sukhoi cũng bắt đầu quay lại thị trường Đông Nam Á khi Indonesia quyết định mua những chiếc tiêm kích đa năng Su-35 từ Nga và hợp đồng này sẽ chính thức được ký kết vào giữa năm nay.Bộ đôi Su-35 và Su-34 của Sukhoi dường như đang thống trị thị trường máy bay chiến đấu trên toàn thế giới với hàng loạt khách hàng và các thỏa thuận tiềm năng dần được công bố. Điều này sẽ khá dễ hiểu sau những gì mà Không quân Nga thể hiện tại Syria hay những chiếc máy bay chiến đấu do Nga chế tạo đang hoạt động tại Trung Đông.Chưa dừng lại đó đại diện cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự Nga trong năm 2015 cũng để ngỏ khả năng nước này sẽ tiến hành xuất khẩu dòng máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50 sau khi chúng được đưa vào sản xuất hàng loạt. Dù thông tin này vẫn chưa chính thức nhưng dường như Sukhoi luôn sẵn sàng cung ứng mọi sản phẩm mà thị trường vũ khí thế giới cần tới.
Hãng thông tấn TASS dẫn lời một quan chức cấp cao của Nga tại triển lãm hàng không quốc tế Singapore Airshow cho hay, năm 2016 sẽ là năm bước ngoặt đối với máy bay chiến đấu Sukhoi chế tạo, khi có hàng loạt quốc gia quan tâm tới các dòng sản phẩm của công ty này.
Vị quan chức này cũng cho hay, những chiếc tiêm kích đa năng Su-35 đầu tiên cũng sẽ được chuyển giao cho Trung Quốc vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2017. Và việc sản xuất các biến thể xuất khẩu của dòng tiêm kích đa năng này thường dài hơn do theo yêu cầu thay đổi thiết kế theo khách hàng đặt mua.
Trước đó vào cuối năm 2015 cả Bắc Kinh và Moscow đều đã đi đến một thỏa thuận cuối cho hợp đồng cung cấp 24 chiếc Su-35 cùng thiết bị hỗ trợ mặt đất và phụ tùng thay thế. Thỏa thuận này có giá trị ước tính 2 tỷ USD và Trung Quốc là khách hàng đầu tiên mua Su-35 từ Nga.
Các chiến đấu cơ Sukhoi còn có thể thắng lớn tại thị trường Ấn Độ khi New Delhi để ngỏ khả năng ký thêm hợp đồng cung cấp 40 chiếc tiêm kích đa năng Su-30MKI cho không quân nước này. Với hàng loạt lợi thế và hỗ trợ nội địa hóa từ Nga, Ấn Độ chắc chắn sẽ cân nhắc kỹ lưỡng lại việc mua số lượng lớn những chiếc chiếc tiêm kích đa năng Rafale của Pháp.
Cho tới thời điểm hiện tại, Ấn Độ đã đặt mua hơn 310 chiếc Su-30MKI từ Nga trong đó hợp đồng 272 chiếc Su-30MKI đầu tiên được ký kết vào những năm 1990 với 230 chiếc được lắp ráp tại Ấn Độ. Đến năm 2012, Ấn Độ đã đặt mua thêm từ Nga thêm 42 chiếc Su-30MKI và toàn bộ số máy bay này được lắp ráp hoàn tại nhà máy công nghiệp hàng không Hindustan Aeronautics Limited (HAL) của Ấn Độ.
Ngoài thị trường truyền thống ở Châu Á, các dòng máy bay chiến đấu của Sukhoi cũng khá thành công tại các quốc gia Trung Đông và Châu Phi. Trong đầu năm nay, đã có nhiều thông tin cho rằng Algeria đã đặt mua những chiếc tiêm kích bom Su-34 đầu tiên từ Nga và chở thành khách hàng đầu tiên mua loại máy bay chiến đấu này với số lượng tối đa có thể lên đến 40 chiếc.
Trong khi đó, Sukhoi cũng bắt đầu quay lại thị trường Đông Nam Á khi Indonesia quyết định mua những chiếc tiêm kích đa năng Su-35 từ Nga và hợp đồng này sẽ chính thức được ký kết vào giữa năm nay.
Bộ đôi Su-35 và Su-34 của Sukhoi dường như đang thống trị thị trường máy bay chiến đấu trên toàn thế giới với hàng loạt khách hàng và các thỏa thuận tiềm năng dần được công bố. Điều này sẽ khá dễ hiểu sau những gì mà Không quân Nga thể hiện tại Syria hay những chiếc máy bay chiến đấu do Nga chế tạo đang hoạt động tại Trung Đông.
Chưa dừng lại đó đại diện cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự Nga trong năm 2015 cũng để ngỏ khả năng nước này sẽ tiến hành xuất khẩu dòng máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 Sukhoi T-50 sau khi chúng được đưa vào sản xuất hàng loạt. Dù thông tin này vẫn chưa chính thức nhưng dường như Sukhoi luôn sẵn sàng cung ứng mọi sản phẩm mà thị trường vũ khí thế giới cần tới.