Xe thiết giáp BTR-60PB là một trong những phương tiện chở quân chủ lực của bộ đội tăng – thiết giáp Việt Nam. Ngoài vai trò chở quân trên chiến trường, BTR-60PB có thể làm nhiệm vụ chi viện hỏa lực hạn chế khi cần. Đáng lưu ý, hiện nay trên thế giới mà cụ thể là ở Nga – nơi sản sinh BTR-60PB còn phát triển thêm phiên bản phòng không dựa trên khung gầm loại xe bọc thép này. Đó cũng là khả năng mà Việt Nam có thể tham khảo khi cần hệ thống phòng không tầm thấp chi phí rẻ, cơ động cao.Một trong những phiên bản phòng không của BTR-60PB nổi bật nhất là hệ thống 9K35M3-K Kolchan do hãng Muramteplovoz (Nga) phát triển, giới thiệu lần đầu tại triển lãm hàng không MAKS-2007.Dựa trên hình ảnh tại MAKS-2007 cho thấy, phần khung thân BTR-60PB được thay đổi đáng kể để “nhét” hệ thống phòng không tầm thấp 9K35 Strela-10 vào bên trong, hệ thống truyền động có thể vẫn được giữ nguyên.Mặc dù hiện tại Việt Nam đã có trong tay các hệ thống 9K35 Strela-10, tuy nhiên nó được đặt trên khung gầm bánh xích. Với bánh lốp của xe bọc thép BTR-60PB cho phép cơ động nhanh, dễ dàng hơn trên đường giao thông dân sự, bảo vệ mục tiêu trong đô thị.Ngoài thay đổi khung thân, cơ bản thì 9K35M3-K Kolchan vẫn giữ nguyên hệ thống tên lửa 9K35 Strela-10 với 4 hộp chứa đạn tên lửa cùng radar radar trinh sát thụ động 9S16. Ảnh: Hộp phóng chứa đạn tên lửa không đối không 9M37.Đạn tên lửa 9M37 dài 2,2m, nặng 40kg, mang đầu đạn nổ phá mảnh với ngòi nổ cận tiếp xúc 3,5kg. Các phiên bản cải tiến 9M37M, 9M37MD sau này mang đầu đạn nặng hơn cùng ngòi nổ kiểu mới...Tên lửa 9M37 đạt tầm bắn từ 500 đến 5.00m, độ cao bắn hạ từ 10m tới 3,5km.Đạn tên lửa 9M37 của hệ thống Strela 10 sử dụng 2 phương pháp dẫn đường gồm: tương phản ảnh (nghĩa là đầu tự dẫn quang – truyền hình trên tên lửa nhận diện mục tiêu và dẫn đường thụ động cho tên lửa) và tự dẫn hồng ngoại (bám theo nguồn nhiệt cao do mục tiêu phát ra). Ảnh: 9M37 rời bệ phóng từ hệ thống Strela-10 đặt trên khung gầm xe bánh xích MT-LB.
Xe thiết giáp BTR-60PB là một trong những phương tiện chở quân chủ lực của bộ đội tăng – thiết giáp Việt Nam. Ngoài vai trò chở quân trên chiến trường, BTR-60PB có thể làm nhiệm vụ chi viện hỏa lực hạn chế khi cần. Đáng lưu ý, hiện nay trên thế giới mà cụ thể là ở Nga – nơi sản sinh BTR-60PB còn phát triển thêm phiên bản phòng không dựa trên khung gầm loại xe bọc thép này. Đó cũng là khả năng mà Việt Nam có thể tham khảo khi cần hệ thống phòng không tầm thấp chi phí rẻ, cơ động cao.
Một trong những phiên bản phòng không của BTR-60PB nổi bật nhất là hệ thống 9K35M3-K Kolchan do hãng Muramteplovoz (Nga) phát triển, giới thiệu lần đầu tại triển lãm hàng không MAKS-2007.
Dựa trên hình ảnh tại MAKS-2007 cho thấy, phần khung thân BTR-60PB được thay đổi đáng kể để “nhét” hệ thống phòng không tầm thấp 9K35 Strela-10 vào bên trong, hệ thống truyền động có thể vẫn được giữ nguyên.
Mặc dù hiện tại Việt Nam đã có trong tay các hệ thống 9K35 Strela-10, tuy nhiên nó được đặt trên khung gầm bánh xích. Với bánh lốp của xe bọc thép BTR-60PB cho phép cơ động nhanh, dễ dàng hơn trên đường giao thông dân sự, bảo vệ mục tiêu trong đô thị.
Ngoài thay đổi khung thân, cơ bản thì 9K35M3-K Kolchan vẫn giữ nguyên hệ thống tên lửa 9K35 Strela-10 với 4 hộp chứa đạn tên lửa cùng radar radar trinh sát thụ động 9S16. Ảnh: Hộp phóng chứa đạn tên lửa không đối không 9M37.
Đạn tên lửa 9M37 dài 2,2m, nặng 40kg, mang đầu đạn nổ phá mảnh với ngòi nổ cận tiếp xúc 3,5kg. Các phiên bản cải tiến 9M37M, 9M37MD sau này mang đầu đạn nặng hơn cùng ngòi nổ kiểu mới...
Tên lửa 9M37 đạt tầm bắn từ 500 đến 5.00m, độ cao bắn hạ từ 10m tới 3,5km.
Đạn tên lửa 9M37 của hệ thống Strela 10 sử dụng 2 phương pháp dẫn đường gồm: tương phản ảnh (nghĩa là đầu tự dẫn quang – truyền hình trên tên lửa nhận diện mục tiêu và dẫn đường thụ động cho tên lửa) và tự dẫn hồng ngoại (bám theo nguồn nhiệt cao do mục tiêu phát ra). Ảnh: 9M37 rời bệ phóng từ hệ thống Strela-10 đặt trên khung gầm xe bánh xích MT-LB.