Việc bán hàng bằng website ngày nay trở nên phổ biến và dễ dàng hơn bao giờ hết. Chỉ cần một chiếc máy tính hay một thiết bị có thể kết nối Internet là bạn có thể bắt đầu.
Đối với một mặt hàng đắt tiền như ôtô, khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng khi tìm kiếm thông tin và mua hàng trên website hơn là những trang khác. Lợi dụng sự tin tưởng đó, nhiều trang web mua bán xe ôtô được lập lên và lấy tên theo một trang chính thức nào đấy khiến cho khách hàng khó có được thông tin chính thống.
Thông thường mỗi đại lý chỉ lập một trang web chính thức, trên này sẽ giới thiệu, chào bán các mẫu xe, còn khi tìm kiếm trên mạng thấy các trang web khác thì đây đều là do nhân viên bán hàng tự mở ra để bán xe, dựa vào tên đại lý, lấy những thông tin chính thức trên đại lý để đăng lại.
|
Việc loạn các trang web bán xe khiến cho chính các đại lý cũng không kiểm soát được. |
Các trang web mua bán xe cũ này nếu không để ý kỹ khách hàng sẽ rất dễ bị nhầm lẫn vì chúng có thiết kế và có tên gọi tương đối giống trang web chính thức, chỉ khác tên miền nên không phải khách hàng nào cũng phân biệt được.
Việc loạn các trang web bán xe khiến cho chính các đại lý cũng không kiểm soát được, người mua cũng vì thế mà bị nhiễu thông tin, không biết đâu mới là thông tin chính thống.
Các trang web này được lập nên bởi những nhân viên bán hàng nhưng thậm chí có những người không còn làm ở các đại lý cũng vẫn tiếp tục giữ trang web để môi giới khi có khách hàng, hay có những trường hợp không phải nhân viên của các đại lý cũng đứng ra lập trang web khiến cho việc kiểm soát rất khó khan, uy tín của đại lý ít nhiều bị ảnh hưởng.
Thực tế trên những trang web này cũng có thông tin, hình ảnh cũng như thông tin liên hệ nhưng khi so sánh với trang web chính thức khách hàng sẽ thấy sự khác biệt hoặc không được đầy đủ, chỉ đưa những thông tin chung chung. Giá bán niêm yết cũng sẽ khác nhau, đặc biệt những chương trình khuyến mãi hấp dẫn được đưa ra để câu khách.
|
Những trang web này có những chương trình khuyến mãi hấp dẫn được đưa ra để câu khách. |
Các trang web này được lập nên bởi những nhân viên bán hàng nhưng thậm chí có những người không còn làm ở các đại lý cũng vẫn tiếp tục giữ trang web để môi giới khi có khách hàng, hay có những trường hợp không phải nhân viên của các đại lý cũng đứng ra lập trang web khiến cho việc kiểm soát rất khó khan, uy tín của đại lý ít nhiều bị ảnh hưởng.
Trên những trang web này cũng có thông tin, hình ảnh cũng như thông tin liên hệ nhưng khi so sánh với trang web chính thức khách hàng sẽ thấy sự khác biệt hoặc không được đầy đủ, chỉ đưa những thông tin chung chung. Giá bán niêm yết cũng sẽ khác nhau, đặc biệt những chương trình khuyến mãi hấp dẫn được đưa ra để câu khách.
Với những nhân viên bán hàng nghiêm túc thì không có vấn đề gì, nhưng gặp nhân viên xấu dễ có rủi ro. Theo quy định, khi khách hàng đồng ý mua xe, nhân viên sẽ dẫn vào phòng tài chính nộp tiền đặt cọc, lấy biên nhận sau đó là làm hợp đồng, hẹn ngày lấy xe. Nhưng nếu nhân viên đó lại tự nhận tiền đặt cọc, tự viết giấy biên nhận thì dễ có vấn đề. Rủi ro lớn nhất, có thể nhân viên bán hàng nhận tiền đặt cọc rồi bỏ trốn.
|
Rủi ro lớn nhất, có thể nhân viên bán hàng nhận tiền đặt cọc rồi bỏ trốn. |
Thực tế đã có những trường hợp nhân viên bán ôtô tự ý nhận tiền đặt cọc của nhiều người và sau đó ôm số tiền lớn ra đi. Một số khách hàng cho biết, khi họ vào trang web, thấy tên đại lý, thấy số điện thoại, gọi nói chuyện rồi được mời tới đại lý, thấy nhân viên này đeo thẻ trước ngực, với chức danh trợ lý giám đốc, nên tin tưởng làm hợp đồng đặt trước một khoản tiền. Nhưng rồi đến ngày hẹn, chẳng thấy xe đâu, gọi thì mất tích. Hóa ra nhân viên này đã nhận tiền đặt cọc của hàng chục người, với số tiền hàng tỷ đồng rồi bỏ trốn.
Thậm chí có người còn lợi dụng trang web ảo này để bán xe mà thực sự không có xe bán, khách hàng muốn xem xe thì phải đặt cọc trước, cuối cùng mới phát hiện ra mình bị lừa. Do đó khách hàng phải làm chủ thông tin trên mạng, tránh chủ quan mà mất tiền oan.