Triều Tiên kiếm tiền bằng… “tân trang vũ khí”?

Google News

(Kiến Thức) -Triều Tiên lại trở thành tâm điểm sự chú ý, sau khi Panama bắt giữ một tàu chở hàng của Bình Nhưỡng giấu vũ khí dưới những bao tải đường.


Tên lửa SAM-2 được trưng bày trong bảo tàng.

Ngay lập tức chủ các thiết bị quân sự đã lên tiếng. Bộ trưởng Ngoại giao Cuba cho biết vũ khí trên tàu thuộc về Cuba và được gửi đến Triều Tiên sửa chữa. Trong khi tàu Chong Chon Gan đang tiếp tục bị lục soát, chính phủ Cuba công bố danh mục các thiết bị được đưa lên tàu. Đại diện Cuba nhắc tới tổng trọng lượng 240 tấn hàng quân sự. Trong số này có hai chiến đấu cơ MiG-21, 15 động cơ máy bay MiG, một số tên lửa đất-đối-không thuộc  hệ thống Pechora và Volga.

Liệu có thể coi đây là sự vi phạm luật pháp quốc tế? Một mặt, các nghị quyết được Hội đồng Bảo an thông qua từ 2006 đến 2013 đã nêu rõ cấm các nước thành viên Liên Hợp Quốc bán hoặc chuyển giao bất kỳ vũ khí hạng nặng cho Triều Tiên. Nhưng nếu tin phía Cuba, trong trường hợp này Havana không bán hoặc chuyển ngượng mà chỉ tạm thời xuất ra nước ngoài các hệ thống quân sự để sửa chữa và sẽ đưa trở lại nước này.

Sự việc có khác biệt hay không về bản chất là vấn đề của các luật sư. Tuy nhiên, cách giải thích của Cuba xem ra khá thuyết phục. Mặc dù nghèo hơn Cuba nhưng Triều Tiên có trình độ gia công kim loại cao so với Havana.

Việc Cuba gửi máy bay cũ và tên lửa cho Bắc Triều Tiên sửa chữa là khá hợp lý. Bản thân Bình Nhưỡng có nhiều kinh nghiệm khai thác các hệ thống vũ khí tương tự.

Sự kiện xảy ra đã nhắc đến vai trò của Bắc Triều Tiên trên thị trường vũ khí thế giới. Sở hữu các chương trình tên lửa và hạt nhân, nhưng Triều Tiên chủ yếu tham gia cung cấp hệ thống vũ khí giá rẻ, hầu hết là bản sao các thiết kế cũ của Liên Xô và Trung Quốc. Ngành công nghiệp Bắc Triều Tiên triển khai đầy đủ việc sản xuất các bản sao và đôi khi họ cũng có khách hàng nước ngoài.

Tuy nhiên những năm gần đây, Triều Tiên càng khó kiếm tiền từ buôn bán vũ khí. Một mặt, do tác động các lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc. Mặt khác, không còn nhiều người sẵn sàng chi tiền cho những bản sao kém hoàn chỉnh của các loại vũ khí đã lỗi thời. Có thể giả định rằng chính quyền Triều Tiên đã rất mừng khi Cuba đề nghị sửa chữa lô hàng đáng kể các thiết bị quân sự. Đơn đặt hàng như vậy không mấy khi xuất hiện.

Việc phát hiện vũ khí trên tàu Chong Chon Gan bị bắt giữ có kéo theo những hậu quả xấu? Không chắc như vậy. Cuba hay Triều Tiên sẽ chẳng phản ứng gì trước những ý kiến từ phía Liên Hợp Quốc, dù có bị coi là vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Họ đã quá quen với điều này. Như vậy, nhiều khả năng là vụ việc này sẽ rơi vào lãng quên chỉ sau vài tuần nữa.


Văn Bình (theo VOR)

Bình luận(0)