|
Một vụ nổ của tên lửa Tomahawk ở Libya.
|
Các chuyên gia quân sự và giới quan chức NATO đã cảnh báo rằng không nên so sánh việc tấn công Syria với cuộc can thiệp quân sự ở Kosovo năm 1999 hoặc chiến dịch chống lại Muammar Gaddafi trong năm 2011.
Điều này một phần là do quân đội Syria mạnh hơn, có vũ khí hiện đại hơn và cũng do Tổng thống Obama đang phải đối mặt với một “sứ mạng bất khả thi”.
Tổng thống Obama buộc phải tấn công chế độ Assad để gửi đi một thông điệp trừng phạt rõ ràng và để tránh sự chỉ trích của các thế lực diều hâu ở Mỹ.
NATO không có kế hoạch chính thức về “can thiệp quân sự” vào Syria
Phương án tấn công Syria khả dĩ nhất của Mỹ và đồng minh là dùng tên lửa Tomahawk phóng từ ngoài biển, tấn công các mục tiêu ở bên trong lãnh thổ Syria. Thế nhưng, việc những quả tên lửa Tomahawk này đánh vào đâu và tác động của chúng ra sao lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Xét về khía cạnh chiến lược, điều này chẳng khác gì “đẩy một con lạc đà qua lỗ xâu chỉ của một chiếc kim”.
Trong khi đó, Tổng thống Obama cũng không nhận được nhiều hậu thuẫn quốc tế - trừ Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước quân chủ Vùng Vịnh. Trong khi đó, ông vấp phải sự phản đối quyết liệt của Nga và Trung Quốc – hai nước thành viên thường trực có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ). Chính vì vậy mà cuộc họp của HĐBA LHQ về Syria ngày 28/8 (theo đề xuất của Anh) đã chẳng đi đến đâu và sẽ phải họp lại trong “vài ngày tới”.
|
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich cảnh báo cuộc tấn công của phương Tây chống Syria sẽ có “những hậu quả thảm khốc”. |
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich cảnh báo một cuộc tấn công của phương Tây chống Syria sẽ có “những hậu quả thảm khốc”.
Về phần mình, NATO lại “không có kế hoạch chính thức” về can thiệp quân sự vào Syria. Phát ngôn viên NATO, đại tá quân đội Mỹ Martin Downie nói với National Journal ngày 27/8 rằng vấn đề Syria chỉ là “một trong nhiều vấn đề trong chương trình nghị sự” của cuộc họp Hội đồng Bắc Đại Tây Dương (cơ quan quản lý NATO) ngày 28/8.
Nhà Trắng cũng cho biết hiện chưa có quyết định nào về các phương án tấn công trừng phạt Syria, nhưng ngôn từ gay gắt của các quan chức chính quyền Obama đang trở nên gay gắt hơn trong những ngày gần đây. Điều này gợi nhớ đến ngôn từ của chính quyền Bush trước cuộc xâm lược Iraq năm 2003.
Phương Tây giúp các nhóm Hồi giáo cực đoan?
Những câu hỏi được đặt ra là điều gì sẽ xảy ra nếu Tổng thống Assad mất quyền chỉ huy và kiểm? Liệu can thiệp quân sự của phương Tây có làm tăng cơ hội chiến thắng của các nhóm Hồi giáo cực đoan?
Trong thực tế, lực lượng phòng không của Syria dày đặc hơn và mạnh gấp bội so với hệ thống phòng không của Libya. Nhà phân tích Chris Dougherty của Trung tâm Đánh giá chiến lược và Ngân sách nhận định: “ Quân đội Syria sở hữu nhiều hệ thống phòng không tích hợp hơn Libya. Nhiều khả năng, Tổng thống Assad đã kịp thời sơ tán những vũ khí chủ lực hoặc đặt ở trạng thái cơ động để tránh bị phát hiện và tấn công”.
Cuộc can thiệp quân sự ở Kosovo cũng đã diễn ra mà không có một nghị quyết của LHQ có thể là một tiền lệ, nhưng chưa phải là một mô hình lý tưởng mà chính quyền Obama noi theo. Thông qua việc can thiệp quân sự vào một cuộc xung đột sắc tộc giữa người Serbia và người Hồi giáo ở Kosovo và dựng lên một chính quyền bất ổn, phương Tây đã khuyến khích xu hướng ly khai ở các nước khác như xu hướng ly khai của người Kurd ở Iraq.
Bất chấp các cuộc “mưa bom, bão đạn” ở Kosovo, các quan chức NATO đã cảm thấy choáng váng khi nhìn thấy nhiều xe tăng và binh lính Serbia lũ lượt rời Kosovo, sau khi tỉnh ly khai này được đặt dưới quyền kiểm soát của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ. Và cuối cùng, nhà lãnh đạo Serbia Slobodan Milosevic chỉ chịu nhượng bộ, sau khi người Nga gây áp lực buộc ông này phải rút lui.
|
Tướng Wesley Clark: NATO không cảm thấy cuộc can thiệp vào Kosovo là một "chiến thắng quân sự".
|
Tướng Wesley Clark, Tư lệnh NATO chỉ huy chiến dịch ở Kosovo, đã phải thừa nhận: “Mặc dù đã thành công trong cuộc xung đột vũ trang đầu tiên, nhưng NATO không cảm thấy đây là một chiến thắng quân sự”.
Các bên can thiệp quân sự và tiến hành tấn công chế độ Assad Syria sẽ nghĩ gì, một khi cuộc nội chiến Syria chấm dứt và một nhà nước Hồi giáo cực đoan được thiết lập ở nước này?