Trung thành với “võ mồm”
Từ những bước đi đầu tiên của Nga ở Ukraine cũng như Crimea, NATO không bỏ lỡ cơ hội nào để chỉ trích Moscow vì những hành động của Nga và cảnh báo hòa bình ở châu Âu đang bị đe dọa.
Tuy nhiên, giữa những lời cảnh báo đe dọa và khả năng có những hành động tương ứng của NATO lại là một khoảng cách. Nga đang tấn công vào khoảng trống này.
Liên minh 28 nước trên giấy tờ là một trong những tổ chức quân sự hùng mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, NATO không cho thấy liên minh này sẽ có bất kỳ hành động quân sự nào ở Ukraine. Kể cả khi căng thẳng giữa Nga và NATO tăng cao, cả Tổng thống Barack Obama và các đồng minh châu Âu không cho thấy sự sẵn sàng cho chiến tranh ở Ukraine.
|
NATO vẫn trung thành với việc sử dụng "võ mồm" kể cả khi Nga sáp nhập Crimea.
|
Thay vào đó, NATO chú trọng vào việc theo dõi các hành động của Nga, củng cố phòng ngự của các nước thành viên NATO và tập trận. Tuy nhiên, vấn đề là NATO không làm gì để ngăn cản Nga trong việc sáp nhập Crimea cũng như việc các phần tử vũ trang thân Nga thâm nhập vào miền đông Ukraine.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lanh, Liên Xô đã tạo ra Khối Warszawa để làm đối trọng với NATO. Trong thời kỳ này, Nga đã đạt được một mục đích là đánh giá được cách phản ứng của NATO trước một đối thủ xứng tầm: sử dụng ngôn từ thay vì hành động thực sự.
Nhận định này của Nga càng được thể hiện rõ qua trường hợp của Ukraine. Washington và EU đơn thuần sử dụng các lệnh trừng phạt để chống lại Nga nhưng các lệnh này không có nhiều ảnh hưởng đối với Moscow.
Khi được hỏi, liệu NATO có sử dụng vũ lực ở Ukraine, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen trả lời bên lề hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng EU: “Chúng tôi không bàn luận về việc sử dụng vũ lực. Chúng tôi tin rằng các giải pháp chính trị và ngoại giao sẽ giải quyết vấn đề. Chúng tôi chỉ chú trọng vào việc sử dụng quân đội để tăng cường phòng thủ cho liên minh, đó là nhiệm vụ cốt lõi của chúng tôi”.
Rõ ràng, bình luận của ông Anders Fogh Rasmussen sẽ làm yên lòng những nhà hoạch định kế hoạch quân sự của Moscow.
NATO tham chiến khi nào?
Sau một thập kỷ theo đuổi các cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq, Mỹ không có ý định tham dự thêm bất cứ cuộc chiến nào, nhất là với Nga khi việc 2 cường quốc hạt nhân đối đầu với nhau sẽ gây ra những hậu quả nghiệm trọng.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp Mỹ và NATO không thể có lựa chọn nào khác ngoài việc tham chiến.
Trường hợp đầu tiên là một hành động leo thang quân sự đối với một nước thành viên NATO. Dựa theo điều 5 của hiệp ước NATO, một cuộc tấn công vào một nước thành viên sẽ được xem là cuộc tấn công vào tất cả các nước NATO.
Nếu Nga đánh giá sai tình hình và có hành động leo thang đối với các nước Ba Lan, Hungary, Romania hoặc Skovakia – vốn là các thành viên của NATO, NATO sẽ bắt buộc phải tham chiến mặc dù đây không phải điều họ muốn.
Trường hợp thứ 2 là việc Nga tiến hành một cuộc chiến tổng lực ở Ukraine – đất nước có 45 triệu dân. Trong trường hợp đó, NATO có thể sẽ cho rằng họ phải có nghĩa vụ nhân đạo để can thiệp quân sự. Trường hợp này giống với cách NATO can thiệp vào Bosnia năm 1995.
|
NATO triển khai quân ở Bosnia và Herzegovina trong chiến dịch Deliberate Force.
|
Trong cuộc chiến ở Bosnia đầu những năm 1990, NATO bắt đầu với vai trò quan sát và sử dụng sức mạnh không quân để thực thi vùng cấm bay của Liên Hiệp Quốc trong năm 1994.
Tuy nhiên, 2 cuộc thảm sát của các binh lính Serb vào tháng 7 và tháng 5 năm 1995 đã khiến NATO phải tiến hành chiến dịch Deliberate Force can thiệp vào cuộc chiến Bosnia bằng cách triển khai ném bom rộng khắp nhằm vào cơ sở hạ tầng và các đơn vị của người Serb Bosnia vào tháng 9/1995.
Như vậy, mặc dù NATO vẫn sử dụng những lệnh trừng phạt cũng như những lời chỉ trích trong suốt quá trình xảy ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine nhưng bất cứ sự leo thang quân sự thiếu tính toán ở Ukraine của Nga cũng có thể dẫn đến việc NATO không thể bỏ qua và bắt buộc phải tham chiến.