Về cáo buộc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học chống người dân ở tỉnh Idlib, chuyên gia Iran Mosib Na'imi - một nhà Arập học và là giám đốc báo Iran Al-Vafag – nói với Sputnik:
“Nhìn chung, động thái của Mỹ và các đồng minh là có thể dự đoán nếu không quên thực tế dự án trước đây của họ nhằm gán mác ‘chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học’ đã bị thất bại. Điều quan trọng cần biết rằng không có dữ liệu chính thức để chứng minh về vụ tấn công hóa học trong trường hợp Idlib.
Có một thực tế mà tất cả đều biết là cách đây không lâu đã phát hiện thấy vũ khí hóa học và các thành phần chế tạo vũ khí hóa học ở Mosul, ở tỉnh Idlib và phía bắc Syria. Chúng do phiến quân các nhóm khủng bố bỏ lại.
Trước đây, chính phủ Syria đã cam kết (theo kế hoạch tiêu hủy kho vũ khí hóa học) và thực hiện, các thanh tra viên Tổ chức cấm vũ khí hóa học quốc tế OPCW đã tiến hành kiểm tra tổng thể, xác định và thu thập toàn bộ mẫu được nêu trong báo cáo. Vì vậy cáo buộc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học ở Idlib là điều ngớ ngẩn. Xác suất một kịch bản như vậy là bằng không. Chính phủ của ông Assad không có lợi khi làm như vậy trong khi tình hình trên mặt trận đang tích cực cải thiện, các lực lượng thù địch bị đẩy lùi".
|
Mỗi phi phe đối lập thất thế, lại xuất hiện cáo buộc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học. Ảnh: Essential Intelligence |
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia quân sự Igor Nikulin, một cựu thành viên của Ủy ban Liên Hợp Quốc về vũ khí sinh học và hóa học , nhận định rằng đây không phải là lần đầu tiên khi nhóm đối lập ôn hòa nào đó gặp khó khăn người ta lập tức lớn tiếng kêu gào về tội ác chiến tranh:
"Một khi họ vấp phải thất bại là lập tức có ngay các sự vụ. Các vũ khí hóa học của ông Bashar Assad đã bị thu hồi từ năm 2014. Tổng thống Mỹ vào thời điểm đó là Barack Obama đích thân tổng kết kết quả và ghi công bản thân. Thậm chí, hoạt động đem lại cho OPCW giải thưởng Nobel. Xin lỗi, nhưng không có đánh giá nào cao hơn giải Nobel. Có thể coi đó như một chứng minh toán học tuyệt đối rằng vũ khí của ông Assad đã bị tịch thu hoàn toàn. Không thể nghi ngờ, tất cả đã bị tiêu hủy trong sự hiện diện của các thanh tra viên Liên Hợp Quốc, các thủ tục được chấp hành nghiêm ngặt. Nhưng không có ai thu hồi vũ khí hóa học của cái gọi là phe đối lập. Ở chính Aleppo đã phát hiện thấy những phòng thí nghiệm sản xuất khí sarin. Tôi nghĩ là có các cơ sở tương tự ở Hama. Nhiều khả năng, một phòng thí nghiệm như vậy đã bị đánh bom nên mới dẫn tới số lượng lớn các nạn nhân”.
Chuyên gia Hiệp hội Khoa học Chính trị quân sự Oleg Glazunov, Phó Giáo sư Khoa học Chính trị và Xã hội Đại học Kinh tế Plekhanov, đã lưu ý trên sóng đài Sputnik rằng Mỹ đang thực hiện nỗ lực mới gây áp lực lên nhà lãnh đạo Syria, mặc dù chỉ cách đây không lâu Mỹ đã từng tuyên bố coi chính quyền Assad ở Syria như một "thực tế chính trị":
"Nước Mỹ lúc thì nói không chống lại Assad, lúc lại nói nhân dân Syria không muốn thấy ông ấy là người lãnh đạo nhà nước. Ý kiến của họ có lẽ thay đổi hàng ngày. Đối với vấn đề vũ khí hóa học, nên xuất phát từ thực tế liệu Nhà nước Hồi giáo (bị cấm ở Nga) có nắm vũ khí hóa học hay không? Rõ ràng điều này là có khả năng. Tại trường Đại học Mosul từng có một phòng thí nghiệm hóa học rất lớn. Những người trước đây tham gia lực lượng hóa học của Saddam Hussein đã chế tạo cho IS vũ khí hóa học. Như đã được biết, ở châu Phi khi khám xét chiến binh IS tại căn cứ của chúng đã tìm thấy các thành phần vũ khí hóa học. Không loại trừ khả năng vụ không kích căn cứ của phiến quân ở Idlib đã đánh trúng kho vũ khí như vậy. Về việc vũ khí hóa học trong tay ông Assad, tất cả chúng ta đều nhớ là toàn bộ số vũ khí này đã được đưa ra khỏi Syria và tiêu hủy”.