Người dân Romania muốn “giải quyết dứt điểm” nạn tham nhũng

Google News

(Kiến Thức) - Báo chí Pháp ngày 9/2 đăng tải nhiều về cuộc chiến chống tham nhũng ở Romania - một vấn nạn lan tràn đến mọi cấp, mọi lĩnh vực trong đời sống hàng ngày.

Trong năm 2015, đã có hơn 1.250 quan chức Romania bị xét xử về tội tham nhũng, trong đó có cựu Thủ tướng Victor Ponta, 5 bộ trưởng, 16 đại biểu quốc hội và 5 thượng nghị sĩ.
Nguoi dan Romania muon “giai quyet dut diem” nan tham nhung
Cuộc biểu tình khổng lồ của người dân Romania chống lại việc chính phủ đảo ngược chính sách chống tham nhũng. Ảnh Euronews' 
Theo thông tín viên của báo La Croix, nạn tham nhũng ở Romania lan tràn đến mọi cấp, mọi lĩnh vực trong đời sống hàng ngày. Tiêu biểu hơn cả là trong ngành y tế, một “ưu tiên” của chính phủ Romania. Ngân sách y tế của Romania hàng năm lên đến 7 tỷ euro, nhưng khoản tiền đó không bao giờ đến tay các bệnh viện và các hiệu thuốc công thì không có thuốc để bán cho dân.
Vào lúc Thủ tướng Grindeanu hy vọng nhanh chóng “lật sang trang mới”, phóng viên của La Croix không mấy lạc quan khi cho rằng dù chính phủ đã rút lại nghị định mang tính khoan hồng với những kẻ tham ô, hối lộ, nhưng người dân Romania vẫn muốn “giải quyết dứt điểm” vấn nạn tham nhũng và còn dự trù biểu tình tiếp vào những ngày cuối tuần sắp tới.
Cũng về Romani và cuộc chiến chống tham nhũng, báo Le Monde chú ý đến gương mặt của Laura Kodruta Kovesi, nhân vật số 1 của Cơ quan chống tham nhũng Romania (DNA). Bà Kovesi đang được dân chúng xem như biểu tượng của làn sóng bài tham nhũng và được hàng trăm ngàn người biểu tình yêu mến gọi với cái tên thân mật “Laura”.
Nguoi dan Romania muon “giai quyet dut diem” nan tham nhung-Hinh-2
Laura Kodruta Kovesi, nhân vật số 1 của Cơ quan chống tham nhũng Romania (DNA). Ảnh Agerpres 
Năm nay 43 tuổi, bà Laura Kodruta Kovesi được chỉ định đứng đầu Cơ quan chống tham nhũng Romania, từ khi định chế này được thành lập cách đây ba năm. “Laura” đã tấn công vào thành trì kiên cố của giới chính khách Bucarest. DNA đã mở hai cuộc điều tra nhắm vào lãnh đạo đảng Xã hội Dân chủ (PSD) và chính rắc rối pháp lý này đã không cho phép ông Dragnea trở thành Thủ tướng Rumania. Nếu như nghị định của chính phủ Rumania giảm nhẹ tội tham nhũng được thông qua, thì ông Dragnea vẫn phải trả lời tư pháp về tội biển thủ công quỹ.
Chính nhờ “Laura” mà Romania hiện nay là một trong những nước thành viên Liên minh Châu Âu có luật chống tham nhũng nghiêm khắc nhất. Chẳng hạn như không một ai đã phạm tội hình sự có thể trở thành bộ trưởng.
Minh Châu (BT)

>> xem thêm

Bình luận(0)