NATO tiếp tục bất lực trước tình hình Ukraine và Iraq

Google News

(Kiến Thức) - NATO vẫn chưa đưa ra được những đối sách hợp lý trước tình hình Ukraine và phiến quân khủng bố ISIL ở Iraq.

Các nhà lãnh đạo NATO nhóm họp tại Xứ Wales đã đưa ra kế hoạch bảo vệ các đồng minh phía đông khỏi trước sự nỏi lên của Nga, với mục tiêu giảm bớt chi phí cho việc phòng thủ, tạo điều kiện cho các đồng minh phương Tây chống lại các lực lượng Hồi giáo ở Iraq.
Cho dù đã tuyên bố hướng giải quyết, liên minh do Mỹ đứng đầu vẫn không thể ngăn chặn xung đột giữa Ukraine và quân ly khai thân Nga và họ cũng còn rất lâu mới có thể có được chiến lược để đánh bại IS tại Iraq và Syria. NATO có lẽ vẫn nhớ bài học từ cuộc chiến tốn kém kéo dài cả thập kỉ để ổn định tình hình ở Afghanistan với kết cục không đi đến đâu.
Nhưng vẫn còn đó câu hỏi liệu NATO có kế hoạch tạo ra một lực lượng mũi nhọn có thể triển khai thật nhanh và mục tiêu tăng ngân quĩ phòng vệ lên 2% GDP của các nước thành viên trong 10 năm. Cả 2 đều nhận được sự phản đối.
Một quan chức quốc phòng phương Tây giấu tên cho biết sau khi hội nghị kết thúc: “Theo những cách nào đó, chúng ta đang giải quyết 1 vấn đề vốn không tồn tại bởi lẽ chúng ta không thể giải quyết những vấn đề mà đang tồn tại”.
NATO lo ngại về vùng xám với Nga
NATO lên “kế hoạch sẵn sàng hành động” để bảo vệ trung tâm của khối Liên Xô cũ và các nước Đông Âu tham gia NATO trong 15 năm qua bằng cách hiện đại hóa cơ sở hạ tầng quân sự, chuẩn bị trước trang thiết bị và nhu yếu phẩm, thay phiên tuần tra trên không và tổ chức tập trận trên bộ. NATO tổ chức “lực lượng mũi nhọn” bao gồm 5000 lính có thể được triển khai tới bất cứ đâu trên thế giới trong vài ngày thay vì vài tuần như trước.
Cho dù sự thiếu hiện diện quân sự của NATO tại Ba Lan, Estonia, Latvia và Lithuania không làm cho các nước này yên tâm, nhưng họ vẫn tuyên bố là hài lòng với điều này, nhất là sau khi Tổng thống Obama đến thăm Talinn nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh để nhấn mạnh cam kết bảo vệ các nước vùng Baltics của Mỹ.
NATO cho biết “lực lượng mũi nhọn”, vốn được tạo ra từ những lực lượng phản ứng nhanh của các nước thành viên, cũng có thể được sử dụng để thực hiện những nhiệm vụ ở nơi nằm ngoài tầm ảnh hưởng của NATO. Nhưng những nhiệm vụ như vậy sẽ dựa vào sự thống nhất về mặt chính trị của cả 28 nước thành viên và việc các nước đó sẽ tranh luận để hạn chế những lực lượng nào sẽ làm việc tại nước ngoài.
NATO thành lập lực lượng phản ứng nhanh. 
Phần lớn các nhà phân tích đều cho rằng vấn đề an ninh chính của NATO tại phía đông không phải là sự đe dọa từ Quân đội Nga mà là từ sự bất ổn tại Vùng Xám của các nước Liên Xô cũ nằm giữa Nga và NATO.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã can thiệp về mặt quân sự tại Gruzia năm 2008 và Ukraine năm 2014. Phương Tây cũng cho rằng ông Putin có thể là gây ra tình trạng “xung đột đóng băng” ở Moldova hoặc giữa Armania và Azerbaijan để ngăn các nước này tiến gần hơn đến phương Tây.
Khi đã loại bỏ các hành động quân sự, đòn bẩy chính của phương Tây để kiểm soát sự ủng hộ của điện Kremlin dành cho lực lượng ly khai thân Nga ở Ukraine và nơi khác là những lệnh trừng phạt về kinh tế và tẩy chay về mặt chính trị. Bất chấp sự lệ thuộc vào khí đốt của Nga và các thỏa thuận thương mại sinh lợi với Moscow, các nước EU hiện đang chuẩn bị ban hành 1 lệnh cấm mới. Biện pháp này dù đánh đòn mạnh vào kinh tế Nga nhưng vẫn là chưa đủ để ông Putin từ bỏ suy nghĩ bảo vệ người nói tiếng Nga bên ngoài biên giới Nga.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã được nghe nhiều lời ủng hộ tại hội nghị và đủ khôn ngoan để thêm quyết tâm với mục tiêu gia nhập NATO - điều khiến cho sự chia cắt giữa Ukraine và Nga vượt quá giới hạn của ông Putin. Tổng thống Poroshenko cho biết vài đồng minh đã hứa sẽ trang bị vũ khí và hỗ trợ huấn luyện cũng như tin tình báo, nhưng như vậy vẫn là quá muộn để ngăn chặn sự chia cắt tại Ukraine.
Ông Micheal O’Hanlon, chuyên gia an ninh nội địa tại Viện Chiến lược Brookings tại Washington, nói rằng ông Putin ủng hộ lệnh ngừng bắn, ngay trong lúc diễn ra hội nghị NATO, cho thấy Moscow đã nhận thấy nguy cơ của lệnh trừng phạt mới và không muốn bị tổn hại thêm. Nhưng hội nghị cũng làm rõ rằng nếu NATO khó có thể làm được điều gì để giành lại những vùng đất do nga và phe ly khai chiếm được.
Ông O’Hanlon cho biết: “Lệnh ngừng bắn mà chúng ta đang được thấy tại Ukraine ít hay nhiều đều có lợi cho an ninh phương Tây, dù cho Ukraine không thể giành lại Crimea hay phần lãnh thổ phía đông”.
Một nhà ngoại giao cấp cao của NATO cho rằng thời gian đang ủng hộ phương Tây nếu như họ tránh đối đầu với Moscow, bởi lẽ Nga đang trong thời kì dài suy giảm về kinh tế, chính trị cũng như sự tin tưởng của người dân. Ông này cho biết: “Xét về thời gian ngắn, trong vài tháng hoặc vài năm, ông Putin có rất nhiều lợi thế, nhưng về chiến lược chúng tôi đang nắm giữ lợi thế, nếu như NATO không gây chiến trong khoảng thời gian này”.
Liên minh cốt lõi?
Nước Mỹ coi sự hỗn loạn tại Trung Đông chứ không phải cuộc khủng hoảng tại Ukraine là mối nguy hiểm nhất về lâu dài tới phương Tây. Vậy nên Mỹ đã nhân Hội nghị Thượng đinh NATO để thiết lập cái mà Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gọi là “Liên minh cốt lõi” bao gồm 10 nước để chống lại ISIL (Nhà nước Hồi giáo) tại Iraq. Bao gồm Pháp, Anh, Đức, Italia, Đan Mạch, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ và Australia sẽ cùng Mỹ không kích phiến quân ISIL ở Iraq, mặc dù không cùng lúc.
Liệu liên minh cốt lõi có giúp NATO đối phó được ISIL?
Ông nói rõ rằng quy tắc chung cho tất cả các đồng minh là “không đánh trên bộ”, loại bỏ sự quay trở lại của bộ binh các nước bị cuốn vào những cuộc giao tranh với dân chúng trong cuộc chiếm đánh của Mỹ nhằm lật đổ Saddam Hussein.
Tổng thống Obama, bị chi trích cả trong lẫn ngoài nước vì không dám sử dụng vũ lực, đã lên tiếng cho biết Mỹ và các đồng minh sẽ tiêu diệt IS và sẽ truy lùng, loại bỏ những thủ lĩnh của chúng như đã làm với al Qeada. Trong khi một số đồng minh lo rằng Washington sẽ đặt quân sự lên trên chính trị. 
Quan chức Anh, Pháp và Đức đều lên tiếng không hài lòng về việc tuyên bố liên minh các nước phương Tây trước khi 1 chính phủ Iraq mới và độc lập hơn được thành lập và các nước Ả Rập Sunni láng giềng của Iraq cũng tham gia chiến lược tiêu diệt IS. Một vài trong số đó có Ả Rập Saudi, Kuwait, Qatar và UAE – đã tạo điều kiện cho sự phát triển của ISIL nhằm làm suy yếu chính phủ Baghdad do người Shi’ite làm chủ và làm giảm sự ảnh hưởng của người Shi’ite của Iran lên Iraq và Syria.
Bản thân NATO sẽ không tham gia bất cứ hành động quân sự nào ngoài việc huấn luyện quân đội Iraq và phối hợp đưa hàng viện trợ vào đất nước này. Vai trò chính của NATO là những mảnh ghép để Mỹ có thể ghép thành liên minh quân sự. 
Ông O’Hanlon cho biết hội nghị vẫn chưa từ bỏ vấn đề mục tiêu tương lai của các nước thành viên và phối hợp an ninh xuyên Đại Tây Dương. Bất chấp cuộc khủng hoảng tại NATO, “Mục tiêu chính của NATO sắp tới là giải quyết những vấn đề nằm ngoài khu vực của NATO trên thế giới”, O’Hanlon cho biết.
Phong Đức

Bình luận(0)