Theo đó, kể từ khi ông Viktor Yanukovych bị phế truất hồi tháng 2, thông tin nội bộ về vụ lật đổ của ông đã bắt đầu nổi lên. Một báo cáo trên trang website của Tập đoàn Kỹ nghệ Quân sự Nga (Russian Military-Industrial Complex) đã liên hệ vụ "ngã ngựa" của ông Yanukovych với quyết định cung cấp các công nghệ tàu sân bay cho Trung Quốc.
Vào năm 1998, Ukraine đã bán con tàu sân bay cũ kĩ từ thời Liên Xô mang tên Varyag cho chính phủ Trung Quốc với giá 20.000 USD. Đi kèm trong bản hợp đồng mua bán này, Kiev đã quy định phía bạn không được phép sử dụng con tàu này vào mục đích quân sự.
|
Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych.
|
Tuy nhiên, Bắc Kinh đã không tuân thủ theo đúng điều khoản đính kèm này. Thực tế, quân đội Trung Quốc đã cố gắng tân trang lại Varyag để “hóa phép” nó trở thành tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc mang tên Liêu Ninh. Vụ việc xảy ra hồi năm 2012.
Trong quá trình tu sửa lại tàu, Trung Quốc đã yêu cầu phía Ukraine trao đổi công nghệ then chốt nhiều lần, song đều bị từ chối thẳng thừng. Kể từ năm 2010, tình hình này đã thay đổi sau khi ông Yanukovych lên nắm chức vị tổng thống.
Dưới thời tại nhiệm của ông, các nhân viên quân sự Trung Quốc được phép tới thăm NIKTA (Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Hàng không mặt đất) ở Crimea. Theo báo cáo trên này, sau những lần “mục sở thị” đó, Bắc Kinh đã thu thập tất cả công nghệ cần thiết để xây dựng lại tàu sân bay.
Do đó, cho tới hiện nay, tàu sân bay Liêu Ninh được trang bị động cơ do Ukraine sản xuất. Vào 2005, phía Ukraine cũng đã bán hai nguyên mẫu của chiến đấu cơ loại Su-33 cho Trung Quốc. Đó cũng chính là hai bản cơ sở để quân đội nước này phát triển thành máy bay tiêm kích đa năng trên tàu sân bay Shenyang J-5.
Việc hợp tác quân sự giữa Ukraine và Trung Quốc dưới thời Yanukovych không chỉ trong lĩnh vực hải quân mà còn ở lực lượng đổ bộ.
Ngoài ra, một nguồn tin khác còn tiết lộ, do mối quan hệ chặt chẽ của ông với Trung Quốc nên Tổng thống Yanukovych trở thènh “cái gai” của chính quyền Washington.