Khả năng phân tích tình báo là nguyên nhân đầu tiên mà Thompson đề cập tới
Khi Mỹ đã “trượt chân” từ hết cuộc chiến này tới cuộc chiến khác trong vòng vài thập kỉ qua, cộng đồng quốc tế nhận thấy một điều rằng, Washington dường như “không giỏi” trong việc giải mã các thông tin tình báo mà họ có được. Thậm chí, ngay cả khi họ nắm giữ trong tay các tin tình báo tuyệt mật và đáng giá, song chính định kiến và quy trình quan liêu đã khiến họ rút ra các kết luận sai.
|
Bệ phóng di động tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga.
|
Đơn cử, cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba năm 1962 nổ ra một phần bởi đánh giá của lãnh đạo Liên Xô Khrushchev. Theo đó, ông Khrushchev cũng như các cộng sự của ông suy đoán rằng, Tổng thống Mỹ Kenedy là một người hay lưỡng lự và khá yếu thế trong cuộc đối đầu giữa hai quốc gia này. Tuy nhiên, thực tế, mọi chuyện lại không phải vậy. Do vậy, Hải quân Mỹ đã sử dụng quả ngư lôi hạt nhân làm mồi khiêu khích Nga trong nỗ lực phong tỏa Cuba. Tại thời điểm đó, Washington đã lầm rằng, phía Liên Xô và Cuba không có đủ tiềm lực để tấn công lại họ.
Trước bài học từ quá khứ, rất dễ để dư luận rút ra kết luận rằng, một phán đoán sai lầm tương tự ở khủng hoảng Ukraine hoàn tòan có thể xảy ra bởi cả Washington và Moscow đều tiếp cận vấn đề ở những quan điểm khác nhau.
Hiểu sai về những tín hiệu là yếu tố thứ hai
Khi căng thẳng lên cao, lãnh đạo các bên thường tìm cách gửi các tín hiệu về các ý định của họ cho nhau. Đây được coi là một cách để các bên “ngấm ngầm” đưa ra kế hoạch cũng như kết luận về thế sự cho vấn đề đó. Tuy nhiên, ý nghĩa của các tín hiệu này dễ dàng bị các bên hiểu nhầm. Thậm chí, quá trình dịch thuật các phát biểu của những nhà lãnh đạo liên quan cũng là một khâu khiến mọi người hiểu sai ý nghĩa của các phát biểu này.
Ví dụ, trong tuần này, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu bằng tiếng Anh về sự cần thiết (có thể) để đưa quân đội sang bảo vệ cộng đồng người Nga ở miền đông Ukraine. Thế nhưng, Washington liền phán đoán rằng, ông Lavrov đang ám chỉ tới lý do khởi động cuộc xâm lược vào Ukraine. Mỹ còn coi phát biểu của ông Lavrov là tín hiệu cảnh báo tới Kiev về chiến dịch chống khủng bố nội bộ. Việc hiểu nhầm tín hiệu của nhau quả thực sẽ là “sai sót chết người” có thể dẫn tới kết quả là một “cuộc leo thang căng thẳng nhanh chóng”.
|
Hình ảnh một vụ phóng tên lửa của Nga.
|
Sự lờ mờ về một thất bại cũng là nguyên nhân thứ ba cho nhận định của chuyên gia Thompson
Nếu đối đầu quân sự giữa Nga và NATO chuyển sang theo hướng một cuộc xung đột thông thường, thì một bên hay bên còn lại cuối cùng sẽ thất bại. Nga có lợi thế về số lượng các đơn vị căn cứ khá nhiều ở các khu vực gần với Ukraine.
Tuy nhiên, quân đội của họ lại chiếm phần đông là lính nghĩa vụ và được trang bị kém về nhiều mặt so với các đối tác phương Tây. Nếu Nga thảm bại trong cuộc đối đầu này, họ sẽ phải tính tới khả năng về sự hiện diện quân sự thường trực của đối phương ở lãnh thổ ngay sát biên giới với mình. Trong tình thế ngược lại (tức NATO thua trận), Washington có thể phải đối mặt với sự sụp đổ của NATO, liên minh quân sự quan trọng nhất của mình. Trong những hoàn cảnh như vậy, việc sử dụng chỉ một trong hai đầu đạn hạt nhân để ngăn chặn kết quả như vậy là một khả năng khá hợp lý.
Sai sót trong quá trình ra lệnh là nguyên nhân cuối cùng
Theo đó, các vũ khí hạt nhân chiến lược như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao ở Nga và Mỹ kiểm soát chặt chẽ. Vì thế, việc sử dụng trái phép chúng gần như là không thể.
Tuy nhiên, ở một số tình thế nguy cấp trong cuộc leo thang, các lệnh phóng những vũ khí hạt nhân này lại nằm dưới quyền của các chỉ huy ở cấp địa phương. Mỹ còn có hẳn chính sách chuyển giao cho các đồng minh của mình được phép sử dụng các đầu đạn hạt nhân nhằm chống lại kẻ thù. Trong khi đó, Moscow có thể không tin tưởng các đồng minh của họ ở mức độ như của Washington. Tuy nhiên, khả năng các chỉ huy Nga ở cấp địa phương có thể phát lệnh khai hỏa các vũ khí hạt nhân là điều hoàn toàn có thể xảy ra trong bối cảnh hỗn loạn của cuộc chiến.