Ở nhà vì dịch Covid-19, nữ giáo viên làm thêm nghề này, ngày kiếm cả triệu đồng

Google News

Nghỉ dịch nên có thời gian rảnh, nữ giáo viên đã nghĩ đến việc kinh doanh mặt hàng này, không ngờ lại được rất nhiều khách hàng ủng hộ.

Do ảnh hưởng có dịch Covid-19, các giáo viên ở nhà dạy online và có nhiều thời gian rảnh bên gia đình. Tuy nhiên, việc dạy học online tại nhà khiến thu nhập giảm sút nên họ phải tìm cách kiếm thêm thu nhập bằng nhiều cách khác nhau. Có người đi làm thuê, có người kinh doanh online, nhiều người chọn việc khởi nghiệp, mở hàng, quán nhỏ để bán các mặt hàng tự tay mình làm…
Chị Nguyễn Thị Thúy (sinh năm 1992, đang là giáo viên cấp 2 của một trường ở Hà Nội) cũng không ngoại lệ. Khoảng thời gian ở nhà dạy online, chị có quá nhiều thời gian rảnh mà không biết làm gì, chị đã nghĩ đến việc nên làm một thứ gì đó cho bận rộn và có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.
O nha vi dich Covid-19, nu giao vien lam them nghe nay, ngay kiem ca trieu dong
Chị Thúy chuẩn bị nguyên liệu để nấu chè bưởi. 
O nha vi dich Covid-19, nu giao vien lam them nghe nay, ngay kiem ca trieu dong-Hinh-2
Mỗi ngày mùa hè, chị bán từ khoảng 30-50 cốc chè. 
“Nằm ở nhà lướt mạng xã hội suốt ngày, tình cơ hôm đó tôi thấy một món chè rất hấp dẫn. Tôi bỗng lóe lên ý nghĩ nấu chè để bán vì thời điểm đó đang là mùa hè và khu vực tôi sinh sống rất ít người bán chè hiện đại. Tôi khảo sát chỉ thấy có mấy quán chè truyền thống nhưng không ngon lắm”, chị cho hay.
Chị bắt đầu tìm hiểu về cách nấu chè rồi tự tay đi mua các nguyên liệu về để thực hiện ý tưởng. Do chưa từng nấu chè, chị cũng phải thử nghiệm nhiều công thức để xem cách nào sẽ cho ra sản phẩm ngon nhất.
Đã ưng ý, chị mới đăng bán thử trên mạng xã hội để bán. Do mới bán lại chưa có khách quen, đơn đặt hàng chỉ được vài đơn ít ỏi mỗi ngày. Nhưng chị vẫn kiên trì làm và đăng bán mở rộng ra các hội nhóm. Lượng đơn hàng ngày dần cải thiện, nó như động lực giúp chị ngày càng cố gắng hơn.
O nha vi dich Covid-19, nu giao vien lam them nghe nay, ngay kiem ca trieu dong-Hinh-3
Các đơn đặt hàng lần lượt được vận chuyển đi cho khách hàng. 
“Thời gian đầu mới bán thật sự khó khăn bởi tôi mới làm lần đầu, chưa ai đánh giá chất lượng nên khách hàng đặt còn rất e dè. Họ chủ yếu mua về ăn thử nên đơn đi rất ít và lẻ một vài cốc/đơn”, chị nói.
Một thời gian kiên trì bán hàng, lượng khách quen của chị quay lại đặt mua rất đông, khách lạ cũng đến mua. “Lượng khách dần ổn định, trung bình mỗi ngày tôi bán từ 30-50 cốc chè. Vì muốn tự tay nấu và chăm chút từng công đoạn, chọn nguyên liệu để đảm bảo chất lượng nên tôi chỉ dám nhận số lượng đơn khoảng như vậy thôi”, chị cho hay.
Dù “sinh sau đẻ muộn”, món chè của chị lại được rất nhiều khách hàng tin tưởng đặt mua. Chị cho rằng để làm được điều này, chị đã phải nghĩ ra cách kinh doanh khác biệt so với các loại chè khác trên thị trường.
Theo chị, nguyên liệu là thứ rất quan trọng, quyết định nhiều đến việc thành bại của sản phẩm. Chị đã phải tìm hiểu và tự tay đi mua các nguyên liệu làm chè chuẩn, xịn và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Thứ hai, do bán hàng online, ngoài việc chè ngon, chị phải học cách trang trí cốc chè sao cho bắt mắt, hấp dẫn người xem.
Tiếp nữa, chị cho rằng chè của chị có độ ngọt vừa phải, là món mới đặc biệt nhiều topping, cốc chè đầy đặn, đẹp mắt nhưng giá cả phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, dao động từ 20.000 – 30.000 đồng/cốc. Giá cả phù hợp cũng là điều giúp khách hàng đặt mua nhiều.
O nha vi dich Covid-19, nu giao vien lam them nghe nay, ngay kiem ca trieu dong-Hinh-4
Mùa đông, lượng đơn đặt mua chè giảm mạnh, chị làm thêm trà sữa để phục vụ khách hàng. 
Chị cho biết bản thân rất may mắn khi bắt đầu kinh doanh gặp khá nhiều thuận lợi. “Tôi có chị gái ủng hộ và hỗ trợ trong nhiều việc như: chung vốn đầu tư, chuẩn bị nguyên liệu nấu chè, đăng bài bán hàng và vận chuyển giúp. Còn khó khăn thì không đáng kể, chủ yếu nằm phía khách hàng”, chị cho hay.
Ví dụ như có những khách hàng đặt cả chục cốc chè nhưng lại đòi hỏi phải ship ngay trong vòng vài phút. Và có những hôm thời tiết lạnh hay mưa, lượng đơn đi cũng ít hơn. Trong mùa đông này, lượng đơn chè của chị giảm hẳn, chị đã phải chuyển hướng sang bán thêm trà sữa để duy trì thu nhập.
“Khách hàng tin tưởng rồi nên bán trà sữa cũng không quá khó khăn, họ vẫu tiếp tục ủng hộ. Đặc biệt, tôi cũng học hỏi và đổi món liên tục, cho ra các món mới hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng”, chị chia sẻ.
Trong tương lai, chị dự định sẽ mở thêm một vài cơ sở khác trên địa bàn Hà Nội khi tình hình kinh doanh thuận lợi. Nhưng chị cho biết bản thân vẫn thích đi dạy hơn nên chị sẽ thuê người làm và quản lý các cơ sở đó, còn chị vẫn tiếp tục sự nghiệp trồng người của mình.
Theo Anh Thư/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)