Gạo chứa cả chất béo, đạm và tinh bột. Tất cả những dưỡng chất này đều bị ảnh hưởng bởi thời gian bảo quan. Hơn nữa, càng để lâu, chất lượng của gạo càng giảm, độ dẻo và kết cấu của hạt cơm cũng không ngon như gạo mới, mùi thơm gần như không còn.
Gạo cũ thường sẽ có hiện tượng đổi từ mầu trắng sang ngà ngà, vàng đục, không có mùi thơm rõ rệt. Khi gặp loại gạo này, dù rẻ bạn cũng không nên mua.
Gạo có dấu hiệu bị mốc
Gạo để lâu trong môi trường ẩm ướt rất dễ bị mốc. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần loại bỏ phần gạo bị mốc, vo kỹ và nấu chín thì sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, gạo thường mọc nấm aspergillus flavus, đây là một loại nấm chứa độc tố aflatoxin. Độc tố này sẽ làm hỏng cá tế bào gan, gây tổn thương cho gan. Về lâu dài, nó có thể dẫn tới tình trạng xơ gan, hình thành khối u trong gan. Các triệu chứng của ngộ đốc aflatoxin là buồn nôn, nôn, vàng da, đau gan, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Nên lựa loại gạo không được xay xát kỹ vì còn giữ được nhiều chất xơ, chất khoáng và vitamin. Loại gạo xay xát kỹ, được đánh bóng sẽ giảm lượng dưỡng chất rất nhiều. Ngoài ra, các loại trắng thường hay được tẩm ướp hương thơm, chất bảo quản.
Không nên chọn gạo có màu quá trắng hoặc bị bạc bụng, có mùi lạ... vì có thể gạo đã được tẩm trắng, tạo mùi hương, chứa chất chống mối mọt.
Khi vo gạo không nên chà xát quá mạnh tay. Chỉ cần vo nhẹ nhàng để loại bỏ hết trấu và bụi bẩn. Như vậy sẽ không làm mất đi các vitamin và chất khoáng.