Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Tamino nổ công dụng là thuốc, “lừa” người tiêu dùng?

Google News

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tamino được quảng cáo là thuốc và lồng ghép các video sử dụng hình ảnh bác sĩ, dược sĩ, ca sĩ… để dẫn dụ, "móc ví" người tiêu dùng?

Chỉ cần gõ cụm từ khóa “thuốc tăng cân Tamino” trên kênh tìm kiếm Google, trong vòng 0,44 giây người dùng sẽ tra được khoảng 12.800 kết quả về sản phẩm này.
Theo giới thiệu, Tamino được Công ty TNHH Dược phẩm Sanora nghiên cứu và đăng ký nhãn hiệu, phân phối độc quyền bởi Công ty cổ phần Kentado (địa chỉ Royal Building, 225 Nguyễn Xí, phường 13, quận Bình Thạnh, TP.HCM).
Thuc pham bao ve suc khoe Tamino no cong dung la thuoc, “lua” nguoi tieu dung?
 Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tamino được quảng cáo, chào bán rầm rộ trên mạng.
Thổi phồng công dụng TPBVSK là thuốc...
Tìm hiểu tra cứu của PV Báo Tri thức và Cuộc sốngtại các trang website như: https://www.vientaminotangcan.com; https://tamino.vn/san-pham/vien-uong-tang-can-tamino, hay trên Facebook, Youtube… hiện đang đăng tải thông tin quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tamino (TPBVSK Tamino) là thuốc rầm rộ.
Thuc pham bao ve suc khoe Tamino no cong dung la thuoc, “lua” nguoi tieu dung?-Hinh-2
Dù chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, nhưng sản phẩm Tamino được quảng cáo rầm rộ là thuốc. (Khoanh đỏ).
Cụ thể, ngày tiêu đề một số bài quảng cáo đã khẳng định sản phẩm Tamino là:“Thuốc tăng cân Tamino”, hoặc sử dụng các từ ngữ như: “Chuyên gia nói gì về thuốc tăng cân Tamino”, “Review Thuốc Tăng Cân Tamino…”, hay “Review thuốc tăng cân Tamino có an toàn…”, “Phương pháp tăng cân cho người gầy, hiệu quả bằng thuốc tăng cân Tamino”… nhằm đánh lừa người tiêu dùng.
Trong khi, Thông tư 08/2013/TT-BYT ngày 13/3/2013 của Bộ Y tế về Hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế, quy định rất rõ các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo thực phẩm tại khoản 3, Điều 3: Quảng cáo thực phẩm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Thuc pham bao ve suc khoe Tamino no cong dung la thuoc, “lua” nguoi tieu dung?-Hinh-3
Tiêu đề của một số video đăng tải trên Youtube đều nói Tamino là "thuốc tăng cân".
Theo đó, TPBVSK Tamino còn quảng cáo "thổi phồng" công dụng như thuốc: "giúp thanh lọc cơ thể, tăng cường chức năng gan thận, giảm tình trạng nóng cơ thể, kích thích quá trình trao đổi chất và tái tạo tế bào trong cơ thể”; “giảm tình trạng đầy hơi, khó tiêu, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng giúp tăng cân nặng tăng 2- 3 kg sau 1 tháng, 4 - 6 kg sau 2 tháng”; “kích thích vị giác giúp bạn ăn ngon, ngủ tốt, tăng cường trao đổi chất tốt mạnh hơn gấp 3 lần bình thường”;
Hoặc “bồi bổ khí huyết, thúc đẩy tạo máu, bổ sung năng lượng cơ thể… giúp có thân hình chắc khỏe, cân đối lý tưởng phù hợp với chiều cao".
Thuc pham bao ve suc khoe Tamino no cong dung la thuoc, “lua” nguoi tieu dung?-Hinh-4
 Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm ghi rõ sản phẩm là Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Tamino chứ không phải là thuốc.
Trong những quảng cáo về công dụng, sản phẩm tăng cân TPBVSK Tamino còn lồng ghép thông tin, cơ sở đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành cho sản phẩm nhưng lại mập mờ. Thậm chí, quảng cáo còn có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng khi cho rằng: “Tamino là sản phẩm tăng cân đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đủ tiêu chuẩn vượt qua các kiểm nghiệm khắc khe nhờ quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành”.
... vi phạm quảng cáo, "trục lợi" người tiêu dùng?
Trên thị trường, sản phẩm Tamino được chào bán với giá lên tới 495.000 đồng/hộp/30 viên. 
Để đánh vào niềm tin và dễ dàng “móc ví” người tiêu dùng, một số trang web quảng cáo TPBVSK Tamino đăng tải rất cụ thể "lộ trình tăng cân" nếu khách sử dụng sản phẩm này. Cụ thể, liệu trình 1 tháng có giá khuyến mãi 840.000 đồng/2 hộp; liệu trình 2 tháng 1.520.000 đồng/4 hộp; liệu trình 3 tháng 2.220.000 đồng/6 hộp.
Để người dùng tin tưởng và chi tiền mua sản phẩm, các website quảng cáo sử dụng hình ảnh PGS. TS. Bác sĩ Trần Đình Toán - nguyên Bác sĩ, Trưởng Khoa Dinh Dưỡng Viện Quân Y 203, dược sĩ Võ Lý Phương Thùy, dược sĩ Thùy Trang... với nội dung khen ngợi TPBVSK Tamino và khuyến cáo mọi người nên sử dụng nếu muốn tăng cân một cách hiệu quả.
Thuc pham bao ve suc khoe Tamino no cong dung la thuoc, “lua” nguoi tieu dung?-Hinh-5
Quảng cáo lồng ghép các đoạn video, sử dụng hình ảnh bác sĩ, dược sĩ, ca sĩ khuyên mọi người nên sử dụng nếu muốn tăng cân một cách hiệu quả?
Thêm vào đó, một số website còn đăng tải video ca sĩ Trịnh Thăng Bình đưa ra những lời nhận xét về sản phẩm Tamino. Nam ca sĩ khẳng định: “Bí quyết mà Bình lấy lại phong độ của mình là viên uống Tamino. Với viên uống Tamino này Thăng Bình được mẹ mua tặng… Sau khi dùng viên uống Tamino Thăng Bình đã tăng gần 4kg…”. Nam ca sĩ còn nhấn mạnh thông tin khi dùng sản phẩm Tamino ăn thấy ngon và ngủ thấy tốt?
Thuc pham bao ve suc khoe Tamino no cong dung la thuoc, “lua” nguoi tieu dung?-Hinh-6
 Ca sĩ Trịnh Thăng Bình xuất hiện trong video đưa ra những lời nhận xét về sản phẩm Tamino.
“Rất nhiều anh chị em nghệ sĩ tin dùng sản phẩm này nên Thăng Bình chia sẻ, giới thiệu đến rất cả quý vị sản phẩm này…”, nam ca sĩ nhấn mạnh, đồng thời khuyên mọi người dùng thử sản phẩm Tamino.
Thuc pham bao ve suc khoe Tamino no cong dung la thuoc, “lua” nguoi tieu dung?-Hinh-7
Website quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tamino không có tích xanh của Bộ Công Thương.
Điểm chú ý, tất cả các website kinh doanh sản phẩm TPBVSK Tamino đăng tải thông tin quảng cáo sản phẩm này rất rầm rộ nhưng không có tích xanh của Bộ Công Thương.
Chị Thanh Vân (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Chỉ vì tin tưởng thông tin quảng cáo sản phẩm Tamino là thuốc nên tôi mới mua dùng. Nhưng sau một thời gian sử dụng, hiệu quả sản phẩm chẳng thấy đâu, ngược lại cơ thể vẫn gầy như trước. Tìm hiểu tôi mới biết Tamino chỉ là thực phẩm chức năng chứ không phải thuốc… Thực sự cảm thấy bản thân đã bị lừa”.
Chung quan điểm, chị Kim Lý (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết: “Ban đầu tôi thấy quảng cáo sản phẩm này Tamino là thuốc tăng cân, tôi cũng đặt mua cho mình và chồng dùng hai hộp. Khi phát hiện đây chỉ là thực phẩm chức năng, muốn trả lại thì không được. Với những sản phẩm thổi phồng công dụng, lừa dối khách hàng như Tamino tôi đề nghị Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm sớm vào cuộc kiểm tra, xử lý mạnh tay”.
Đối với việc sản phẩm TPBVSK Tamino quảng cáo có dấu hiệu sai quy định pháp luật, câu hỏi mà dư luận quan tâm: Công ty Cổ phần KENTADO (đơn vị phân phối, công bố sản phẩm) có chịu trách nhiệm nếu chất lượng sản phẩm không đúng như quảng cáo? Có hay không Công ty cổ phần Kentado đang lừa dối, "trục lợi" người tiêu dùng?
Theo Mục b, Khoản 3, và Điều 3, Khoản 4, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo 2012, các đơn vị phân phối, tiếp thị phải: b) Khuyến cáo sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.
Khoản 15, Điều 6 Luật Dược 105/2016/QH13 cũng quy định: “Cấm thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế”.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm đã quy định: Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.
*Báo Tri thức và Cuộc sống tiếp tục thông tin.
Đoàn Khang

>> xem thêm

Bình luận(0)