Khu mỏ đá Tân Cang (xã Phước Tân, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) có diện tích 400 ha, trữ lượng 160 triệu m3, hiện có 10 mỏ khai thác.
Giữa tháng 9/2017 vừa qua, tuyến đường xây dựng theo hình thức BOT chuyên dụng dành riêng cho xe chở đá từ các mỏ đá ở khu vực Tân Cang chính thức thông xe.
|
Đường chuyên dùng có đầu tuyến giao với quốc lộ 51 (đoạn gần sân golf Long Thành), cuối tuyến nằm ở giữa khu vực của 10 mỏ đá Tân Cang. |
Đường chuyên dùng cho xe ben chở đá là dự án được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt vào tháng 11/2013, đầu tư theo hình thức BOT với tổng vốn đầu tư hơn 130 tỉ đồng, thời gian thu phí hoàn vốn dự kiến là 12 năm.
Năm 2015, HTX An Phát do ông Đỗ Tịnh (Đại diện nhà đầu tư, chồng bà Phan Thị Mỹ Thanh - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai) được tỉnh Đồng Nai cấp giấy chứng nhận đầu tư xây dựng con đường trên theo hình thức BOT (sau được đổi tên thành CTCP đầu tư BOT An Thuận Phát - Liên doanh giữa CTCP Đầu tư phát triển Cường Thuận ICD và Hợp tác xã An Phát).
|
Tuyến chính đường chuyên dùng dài hơn 7km đã được hoàn thành. Nền đường rộng 9,5m, mặt đường thuộc cấp A1 (bằng bê tông cốt thép) rộng 7,5m, thiết kế cho 2 làn xe, vận tốc tối đa cho phép là 60km/h theo tiêu chuẩn đường cấp 4 đồng bằng.
|
Liên quan dự án BOT của chồng bà Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, theo kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương, bà Thanh đã ký văn bản chấp thuận hỗ trợ kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng dự án BOT đường chuyên dùng cho HTX An Phát nhưng không thông qua tập thể UBND tỉnh Đồng Nai, chưa báo cáo Thường trực HĐND tỉnh Đồng Nai, là vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư.
Doanh nghiệp bức xúc
Cách đây 2 tuần, Liên hiệp Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai (Donacoop) tổ chức họp báo cùng các đơn vị chức năng thông tin nhiều vấn đề xung quanh con đường BOT chuyên dụng khu mỏ đá Tân Cang (xã Phước Tân, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
|
Một số doanh nghiệp cho rằng đường chuyên dụng này (2 làn đường giai đoạn 1, giai đoạn 2 chưa triển khai) không đáp ứng tiêu chuẩn, mập mờ trong phương thức thực hiện và phương án tài chính, bất hợp lý khi vận hành.
|
Ông Bùi Thanh Trúc, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Donacoop, cho rằng, việc xây dựng đường chuyên dụng không minh bạch, thậm chí có sai phạm lớn, đồng thời có sự phân biệt giữa các DN. Ông Trúc là người gửi đơn lên trung ương tố cáo sai phạm của bà Phan Thị Mỹ Thanh - Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội, Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai.
Tại cuộc họp báo, một số doanh nghiệp cho rằng đường chuyên dụng này không đáp ứng tiêu chuẩn, mập mờ trong phương thức thực hiện và phương án tài chính, bất hợp lý trong vận hành. Đường chuyên dụng vào mỏ đá phục vụ riêng xe của các doanh nghiệp khai thác tại đây chứ không phải toàn bộ người dân nên cần hỏi ý kiến các doanh nghiệp xem đầu tư như thế nào, thu phí bao nhiêu và thu trong bao lâu?
|
Trạm BOT chính thức thông xe ngày 15/9/2017.
|
Về việc thu phí, lập trạm, một doanh nghiệp phản ánh trong buổi họp báo: Việc xây dựng BOT đường chuyên dụng, lập trạm thu phí một cách áp đặt, không đúng thực tế, tổng vốn đầu tư 130 tỉ đồng nhưng với trữ lượng tại các khu mỏ, các tổng lượt xe vào ra, doanh nghiệp dễ dàng tính được tổng thu trong 12 năm lợi nhuận sẽ lên đến hơn 3.000 tỉ đồng.
Về việc chuyển đổi sang hình thức BOT, các doanh nghiệp cho hay, trước khi chuyển sang hình thức BOT, các chủ mỏ đá đã lên kế hoạch cùng nhau xây dựng đường chuyên dụng, đã đóng góp tiền để triển khai nhiều vấn đề liên quan. Lúc này, bà Phan Thị Mỹ Thanh đang là Bí thư huyện ủy Nhơn Trạch, Đồng Nai.
Đến năm 2011, xã Phước Tân (huyện Long Thành) sát nhập vào địa giới TP Biên Hòa, lúc này bà Thanh chuyển sang giữ chức vụ Phó Chủ tịch tỉnh Đồng Nai, phụ trách lĩnh vực đầu tư xây dựng và công nghiệp.
|
Trạm được thiết kế 3 cabin cho 2 chiều xe lưu thông, hiện đã xây dựng xong. Cơ sở vật chất bên trong cabin đang được chủ đầu tư lắp ráp, hoàn thiện
|
Sau đó, việc đầu tư xây dựng đường chuyên dụng được chuyển sang hình thức BOT. Công ty An Thuận Phát (liên doanh giữa HTX An Phát và Công ty Cường Thuận) làm chủ đầu tư.
Ông Bùi Thanh Trúc, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đồng Nai (Donacoop) đặt câu hỏi: Lúc này tất cả DN hết sức ngỡ ngàng vì chúng tôi đã đóng tiền đo vẽ, khảo sát lập dự án làm đường nhưng không hiểu sao lại cho chuyển sang làm đường theo hình thức BOT. Đường này chỉ phục vụ DN liên quan lợi ích nhóm - là những mỏ đá của chủ đầu tư chứ không đáp ứng nhu cầu các DN khác.