Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận thanh tra các dự án BOT, BT giao thông trên địa bàn TPHCM và kiến nghị xử lý sai phạm với số tiền trên 2.100 tỷ đồng tại 6 dự án. Dự án BOT cầu Phú Mỹ là một trong số 6 dự án vừa bị "điểm danh". Ảnh: Báo Đầu tư.Công ty Cổ phần Đầu tư xây Phú Mỹ - nhà đầu tư dự án đã gửi hồ sơ đề xuất còn thiếu một số nội dung phương án huy động vốn, chưa đủ giấy tờ cam kết của ngân hàng hoặc nhà cấp vốn khác để thực hiện dự án. Ảnh: NLĐ.Cầu Phú Mỹ là cây cầu dây văng lớn nhất TP HCM, có tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, khởi công từ tháng 9/2005, vượt tiến độ 4 tháng và khánh thành vào ngày 2/9/2009. Ảnh: Lê Quân - Hoàng Hà/Zing.Cầu dài hơn 2km, không kể đường dẫn, rộng 27,5 m, có 6 làn xe cơ giới, hai làn xe thô sơ. Một khoang thông thuyền rộng 200 m, tĩnh không 45 m.Thêm một "con đẻ" của công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Phú Mỹ - dự án xây dựng đường kết nối vào cầu Phú Mỹ thực hiện theo hình thức BT (xây dựng- chuyển giao) với tổng mức đầu tư 1.440 tỷ đồng cũng bị "tuýt còi" vì nhiều sai phạm.Đây là nhánh đường kết nối, có vai trò quan trọng, các phương tiện qua cầu Phú Mỹ từ đường kết nối này sẽ ra đường Nguyễn Văn Linh, đi thẳng ra quốc lộ 1A và ngược lại. Ảnh: Zing.Dự án BOT xa lộ Hà Nội được khởi công từ tháng 4/2010, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành.Dự án có chiều dài 15,7km với 16 làn xe, do Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM (CII) đầu tư theo hợp đồng BOT. Dự án được khởi công từ 4/2010, dự kiến hoàn thành 4/2013. Tuy nhiên, do tiến độ bàn giao mặt bằng chậm dẫn đến tiến độ công trình này ì ạch suốt nhiều năm vẫn chưa xong.Dự án cầu Bình Triệu 2 gồm 7 tiểu dự án với có tổng mức đầu tư 1.717 tỷ. Ảnh: Zing.Do công tác giải phóng mặt bằng chậm, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng hạ tầng kỹ thuật TP.HCM mới hoàn thành đầu tư phần 1, giai đoạn 2 với tổng chi phí 224 tỷ đồng, tạm ngừng thu phí từ ngày 6/7/2015. Ảnh: Ashui.Theo TTCP, hầu hết các dự án đều chậm tiến độ do công tác giải phóng mặt bằng không được hoàn tất theo tiến độ hoặc năng lực chủ đầu tư yếu, thiếu vốn thanh toán cho nhà thầu. Trong đó, Dự án cải tạo, nâng cấp QL 1 đoạn An Sương - An Lạc bị điểm tên. Ảnh: Báo đấu thầu.Tháng 01/2005, công trình cải tạo nâng cấp và mở rộng QL1A đoạn An Sương - An Lạc dài 15km với tổng mức đầu tư trên 831 tỷ đồng đã được hoàn thành và đưa vào khai thác hoàn vốn. Dự án đã mở rộng mặt đường từ 10 - 12m lên 29m cho 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ và dải phân cách cứng bằng bê tông cốt thép. Ảnh: Thời báo.Dự án xây dựng đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào Khu công nghiệp Phú Hữu, quận 9, TP HCM được thực hiện theo hình thức BOT do Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư là 461 tỷ đồng, trong đó, vốn chủ sở hữu là hơn 69 tỷ đồng (15%), vốn vay 392 tỷ đồng (85%). Ảnh: Vneconomy.
Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận thanh tra các dự án BOT, BT giao thông trên địa bàn TPHCM và kiến nghị xử lý sai phạm với số tiền trên 2.100 tỷ đồng tại 6 dự án. Dự án BOT cầu Phú Mỹ là một trong số 6 dự án vừa bị "điểm danh". Ảnh: Báo Đầu tư.
Công ty Cổ phần Đầu tư xây Phú Mỹ - nhà đầu tư dự án đã gửi hồ sơ đề xuất còn thiếu một số nội dung phương án huy động vốn, chưa đủ giấy tờ cam kết của ngân hàng hoặc nhà cấp vốn khác để thực hiện dự án. Ảnh: NLĐ.
Cầu Phú Mỹ là cây cầu dây văng lớn nhất TP HCM, có tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, khởi công từ tháng 9/2005, vượt tiến độ 4 tháng và khánh thành vào ngày 2/9/2009. Ảnh: Lê Quân - Hoàng Hà/Zing.
Cầu dài hơn 2km, không kể đường dẫn, rộng 27,5 m, có 6 làn xe cơ giới, hai làn xe thô sơ. Một khoang thông thuyền rộng 200 m, tĩnh không 45 m.
Thêm một "con đẻ" của công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Phú Mỹ - dự án xây dựng đường kết nối vào cầu Phú Mỹ thực hiện theo hình thức BT (xây dựng- chuyển giao) với tổng mức đầu tư 1.440 tỷ đồng cũng bị "tuýt còi" vì nhiều sai phạm.
Đây là nhánh đường kết nối, có vai trò quan trọng, các phương tiện qua cầu Phú Mỹ từ đường kết nối này sẽ ra đường Nguyễn Văn Linh, đi thẳng ra quốc lộ 1A và ngược lại. Ảnh: Zing.
Dự án BOT xa lộ Hà Nội được khởi công từ tháng 4/2010, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Dự án có chiều dài 15,7km với 16 làn xe, do Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP HCM (CII) đầu tư theo hợp đồng BOT. Dự án được khởi công từ 4/2010, dự kiến hoàn thành 4/2013. Tuy nhiên, do tiến độ bàn giao mặt bằng chậm dẫn đến tiến độ công trình này ì ạch suốt nhiều năm vẫn chưa xong.
Dự án cầu Bình Triệu 2 gồm 7 tiểu dự án với có tổng mức đầu tư 1.717 tỷ. Ảnh: Zing.
Do công tác giải phóng mặt bằng chậm, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng hạ tầng kỹ thuật TP.HCM mới hoàn thành đầu tư phần 1, giai đoạn 2 với tổng chi phí 224 tỷ đồng, tạm ngừng thu phí từ ngày 6/7/2015. Ảnh: Ashui.
Theo TTCP, hầu hết các dự án đều chậm tiến độ do công tác giải phóng mặt bằng không được hoàn tất theo tiến độ hoặc năng lực chủ đầu tư yếu, thiếu vốn thanh toán cho nhà thầu. Trong đó, Dự án cải tạo, nâng cấp QL 1 đoạn An Sương - An Lạc bị điểm tên. Ảnh: Báo đấu thầu.
Tháng 01/2005, công trình cải tạo nâng cấp và mở rộng QL1A đoạn An Sương - An Lạc dài 15km với tổng mức đầu tư trên 831 tỷ đồng đã được hoàn thành và đưa vào khai thác hoàn vốn. Dự án đã mở rộng mặt đường từ 10 - 12m lên 29m cho 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ và dải phân cách cứng bằng bê tông cốt thép. Ảnh: Thời báo.
Dự án xây dựng đường nối từ đường Nguyễn Duy Trinh vào Khu công nghiệp Phú Hữu, quận 9, TP HCM được thực hiện theo hình thức BOT do Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên chủ đầu tư, với tổng mức đầu tư là 461 tỷ đồng, trong đó, vốn chủ sở hữu là hơn 69 tỷ đồng (15%), vốn vay 392 tỷ đồng (85%). Ảnh: Vneconomy.