Khổ qua rừng: Lợi ích khi dùng đúng, tai hại khi lạm dụng

Google News

Khổ qua rừng được xem là bài thuốc dân gian quý giá, có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh hiệu quả như đái tháo đường, béo phì, mỡ máu, men gan, mất ngủ… Tuy nhiên loài thực vật này cũng có những tác động nguy hiểm không phải ai cũng biết.

Khổ qua rừng là cây gì?
Kho qua rung: Loi ich khi dung dung, tai hai khi lam dung
Khổ qua rừng thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả - Ảnh minh họa: Internet 
Khổ qua rừng hay còn gọi là quả mướp đắng rừng, thuộc họ bầu bí, quả ăn được. Cây có nguồn gốc ở một số quốc gia vùng nhiệt đới Châu Á hoặc Châu Phi. Chúng ta có thể tìm thấy loại quả này ở một số quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Caribbean…
Đặc điểm của cây khổ qua rừng
Cây khổ qua rừng là 1 loại cây dây leo thân thảo sống từ 5 đến 6 tháng.
Thân cây khổ qua rừng: có dạng dây leo, có thể bò dài từ 2 đến 3 mét
Lá cây khổ qua rừng: dài từ 5 đến 10 centimet, rộng từ 4 đến 8 centimet, mọc so le nhau, phiến lá tường chia làm 5 - 7 thùy, mép có khía dạng răng cưa hình trứng. Mặt dưới của lá mày nhạt hơn mặt trên, trên gân lá có lông ngắn. 
Hoa khổ qua rừng: cánh hoa có màu vàng, hoa đực và hoa cái hay mọc tách riêng ở nách lá.
Quả khổ qua rừng: dài từ 8 đến 10 centimet, hình thoi, mặt ngoài có nhiều u lồi. Quả khi chín có màu vàng hồng, chưa chính thì có màu vàng xanh.
Nhìn chung, cây khổ qua rừng có hình dáng gần giống khổ qua trồng nhưng thân, lá và quả nhỏ hơn, vị đắng hơn. 
Mướp đắng rừng vẫn được người dân vùng cao hái về dùng làm rau ăn hàng ngày. Cây mọc hoang rất nhiều ở các sườn đồi, đến nỗi nhiều lúc người dân còn phải phát quang đi để tránh làm ảnh hưởng tới những cây trồng khác.
Giá trị dinh dưỡng trên 100g khổ qua rừng
Khổ qua rừng có rất nhiều nước: 93,95g
Năng lượng 79kJ (19kcal)
Carbohydrat 4.32g
Đường 1.95g
Chất xơ thực phẩm 2g
Chất béo 0.18g
Chất béo no 0.014g
Chất béo không no đơn 0.033g
Chất béo không no đa 0.078g
Protein 0.84g
Vitamin A: 6μg
Thiamin (Vitamin B1) 0,051mg
Riboflavin (Vitamin B2) 0,053mg
Niacin (Vitamin B3) 0,280mg
Vitamin B6 0,041mg
Axit folic (Vitamin B9) 51μg
Vitamin C 33mg
Vitamin E 0.14mg
Vitamin K 4.8μg
Canxi 9mg
Sắt 0.38mg
Magie 16mg
Phospho 36mg
Kali 319mg
Natri 6mg
Kẽm 0.77mg
Công dụng của khổ qua rừng
Dây khổ qua rừng trị bệnh gì? Toàn bộ cây khổ qua rừng gồm lá, dây và quả đều được dùng để làm thuốc. Tác dụng của khổ qua rừng vô cùng nhiều và được xem là vị thuốc quý giá mà thiên nhiên trao cho con người để chữa và phòng chống các bệnh nguy hiểm, đặc biệt trong tình trạng ngày càng nhiều bệnh hiểm nghèo xảy ra như hiện nay. Vậy khổ qua rừng có tác dụng gì?
Theo như Đông y thì dây khổ qua rừng sẽ có vị đắng, tính hàn, không độc với công dụng thanh nhiệt, trừ đờm, giải độc, giúp làm cắt đi các cơn ho… Chỉ cần dùng 100g dây khổ qua rừng khô đem đi sắc chung với 1 lít nước rồi để uống hằng ngày sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình. 
Khổ qua rừng giúp giảm cao huyết áp, ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch, mỡ máu cao, chống viêm đường tiết niệu. Thành phần charantin là thành phần chính có trong khổ qua làm ổn định huyết áp.
Khổ qua giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư: với vitamin C và các protein hàm lượng cao, dây khổ qua rừng giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể để kháng lại sự tấn công của các tế bào ung thư, ngăn ngừa và phòng hiệu quả các loại bệnh ung thư. Nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng của các đại thực bào.
Giúp hỗ trợ chữa bệnh Gout: khổ qua rừng sẽ có tác dụng làm giảm lượng axit uric gây gout, giúp ngăn ngừa bệnh gout. 
Giúp điều trị rôm sảy ở trẻ em: với công dụng thanh nhiệt giải độc cho cơ thể, khổ qua rừng nấu chung với nước tắm sẽ giúp trẻ chữa được bệnh rôm sảy.
Giúp chữa bệnh thấp khớp: chế biến khổ qua rừng làm thành dạng trà để dành uống có thể giúp ngăn ngừa các căn bệnh đau nhức xương khớp.
Tác dụng mát gan giải độc, hạ men gan, vì vậy khổ qua rừng trị mụn rất hiệu quả. Ngoài ra dây khổ qua rừng giảm cân rất tốt và lành tính, không gây ra các tác dụng phụ bất lợi.
Dây khổ qua rừng trị tiểu đường: các chất trong dây khổ qua rừng có công dụng giống như các insulin làm tăng tiết ra insulin để hỗ trợ sự chuyển hóa lượng đường có trong máu nhanh chóng và khá hiệu quả. 
Mang lại giấc ngủ sâu và ngon hơn: thường xuyên sử dụng khổ qua giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Tinh thần luôn minh mẫn, sảng khoái, cơ thể khỏe mạnh linh hoạt dẻo dai, tràn đầy sức sống.
Khổ qua rừng được sử dụng làm món ăn hằng ngày.
Cách dùng khổ qua rừng
Lá và đọt khổ qua rừng non dùng có thể dùng làm rau luộc, xào, làm rau nấu canh, tác dụng giải nhiệt rất tốt. Canh từ lá và đọt khổ qua rừng có thể nấu chay, canh mặn nấu với xương, cá và thịt bằm vò viên ăn rất hấp dẫn.
Quả khổ qua rừng xanh, bỏ ruột, xắt mỏng làm món rau xào riêng hoặc hỗn hợp với nhiều loại rau quả khác, đặc biệt là món khổ qua xắt mỏng xào trứng. Quả khổ qua rừng xanh bổ dọc và xắt khúc nấu canh với thịt, xương có vị canh rất ngon. 
Dây và lá khổ qua tươi đem nấu (hoặc giã lấy nước) để uống có công dụng hạ sốt.
Giã lá và dây để đắp trị mụn nhọt. Hoặc người hay bị mụt nhọt có thể dùng lá khổ qua khô đốt cháy, tán thành bột mịn để đắp lên mụt nhọt
Dân gian còn dùng khổ qua rừng cả trái, dây và lá để chữa trị các chứng thuộc về gan bằng cách chặt khúc ngắn 3 đến 4 cm, đem phơi khô để nấu nước uống hằng ngày.
Hạt khổ qua (hạt của trái già) dùng trị ho và viêm họng bằng cách nhai hạt và nuốt nước từ từ rồi bỏ xác. Ngoài ra, dùng hạt khổ qua chữa trị mỗi khi bị côn trùng cắn bằng cách dùng khoảng 10 gr hạt nhai, nuốt nước, còn xác hạt thì đắp lên vết cắn.
Người ta còn dùng hoa khổ qua phơi khô, tán thành bột để dành uống trị đau bao tử.
Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng khổ qua rừng quá liều1. Kích thích sẩy thai
Một trong những tác dụng phụ của khổ qua rừng là kích thích sẩy thai. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định phụ nữ mang thai ăn nhiều khổ qua rừng có khả năng dẫn đến bị sẩy thai. Nguyên nhân vì loại quả này gây kích thích tử cung co bóp, dẫn đến hiện tượng sinh non hoặc sẩy thai.
2. Không tốt cho sữa mẹ, ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh
Phụ nữ đang cho con bú không nên ăn khổ qua rừng vì trong loại quả này chứa một số thành phần mang độc tính nhẹ có thể truyền qua sữa mẹ. Trong trường hợp khổ qua rừng trồng ở những vùng thổ nhưỡng nhiễm kim loại nặng, rất có thể quả mướp đắng cũng đã bị nhiễm kim loại nên dễ gây độc cho cơ thể sau khi ăn.
Độc tính không gây ảnh hưởng ngay đến người lớn nhưng lại có vấn đề đối với trẻ nhỏ thông qua nguồn sữa mẹ.
3. Gây bất lợi cho phụ nữ sau sinh
Trong hạt mướp đắng có chứa Vicine có khả năng gây hội chứng cấp tính như đau thắt bụng, nhức đầu và hôn mê đối với người nhạy cảm. Rất bất lợi cho phụ nữ sau sinh. Cơ địa của phụ nữ sau sinh lại vô cùng nhạy cảm. Sau khi sinh, thể lực yếu ớt, sức miễn dịch kém nên những món ăn có thể gây tác động xấu cũng cần kiêng cử.
4. Gây ra các bệnh về tiêu hóa
Khổ qua rừng có tác dụng tăng tiết men tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa tốt hơn. Nhưng nếu những người mắc bệnh đường tiêu hóa, hệ tiêu hóa yếu thì các chất trong khổ qua rừng kết hợp vào sẽ tạo ra sự “quá đà” và gây nên hiện tượng tiêu chảy, lỵ và các bệnh dạ dày.
5. Gây hôn mê do hạ đường huyết 
Tác dụng phụ của khổ qua rừng là hạ huyết áp, hạ đường huyết. Vì thế, người có huyết áp thấp hoặc đường huyết thấp không nên ăn quá nhiều. Nếu ăn nhiều, người ăn sẽ bị huyết áp thấp, gây đau đầu, chóng mặt hoặc thậm chí hôn mê do hạ đường huyết.
Tuy có những tác dụng phụ của khổ qua rừng nhưng nhìn chung đây vẫn là một vị thuốc quý, mang lại vô số lợi ích sức khỏe cho con người. Hãy sử dụng khổ qua rừng một cách hợp lý và an toàn, không nên quá lạm dụng, đặc biệt ở những người có cơ địa nhạy cảm.
Theo Thảo Đỗ/PNSK

>> xem thêm

Bình luận(0)