|
Bọ gấu nước là sinh vật sống dai nhất trên Trái đất.
|
Các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu xem gấu nước có khả năng sống sót khi được thả rơi xuống các thiên thể trong Hệ Mặt trời hay không.
Trong nghiên cứu, Alejandra Traspas và Mark Burchell, hai nhà khoa học tại Đại học Kent ở Anh, đưa gấu nước vào tình trạng đóng băng trong 48 giờ để khiến chúng ngủ đông.
Các nhà khoa học sau đó dùng thiết bị chuyên dụng, phóng bọ gấu nước vào buồng chân không, với vận tốc điều chỉnh từ 556 mét/giây tới hơn 900 mét/giây.
Những con bọ gấu nước tham gia thử nghiệm được nhúng xuống nước và đánh giá khả năng sống sót. Nhóm nghiên cứu nhận thấy bọ gấu nước vẫn còn sống sau khi bị phóng đi với tốc độ 825 mét/giây. Nhưng tỉ lệ sống sót giảm xuống mức 0 khi đạt vận tốc 901 mét/giây.
|
Các nhà nghiên cứu đánh giá khả năng sống sót của bọ gấu nước sau thử nghiệm. |
“Ở vận tốc cao hơn 901 mét/giây, bọ gấu nước tan vỡ thành từng mảnh, do đó chúng không thể sống sót”, các nhà nghiên cứu cho biết.
Dựa trên kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học nhận định, bọ gấu nước có thể sống sót khi được thả từ quỹ đạo xuống Europa, mặt trăng của sao Thổ và Enceladus, mặt trăng của sao Mộc.
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Astrobiology. Năm 2019, bọ gấu nước gây chú ý khi hàng ngàn cá thể bị bỏ lại trên Mặt trăng, sau khi tàu thăm dò Beresheet rơi trong lúc hạ cánh xuống bề mặt của Mặt trăng. Không rõ những con bọ gấu nước có sống sót sau cú rơi đó hay không.
Tháng 10.2020, các nhà nghiên cứu phát hiện một số loài bọ gấu nước có khả năng kháng tia UV nhờ lớp vỏ giống như áo giáp.