Sam biển thường bị nhầm với so biển do sự giống nhau về hình dáng bên ngoài. Chiều dài thân của so biển thường khoảng 20 – 25 cm, toàn thân màu xanh nâu đậm, đuôi so có tiết diện tròn hoặc bầu dục và không hề có gai nhọn. Ảnh: Getty.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết so biển chứa chất độc gây ảnh hưởng thần kinh mạnh, có khả năng gây liệt cơ hô hấp, ngưng thở, nếu không được cấp cứu kịp thời dễ dẫn tới tử vong nhanh. Ảnh: Getty Images.Theo Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà (Quảng Ninh), triệu chứng bị ngộ độc do so biển xuất hiện sau khi ăn từ 30 phút đến 2 giờ với các biểu hiện về thần kinh như: Cảm giác tê môi, miệng, tay, chân và quanh vùng môi miệng; trạng thái thần kinh li bì, lơ mơ; toàn thân biểu hiện mệt; khó thở, huyết áp hạ… Ảnh: Freepik.Bác sĩ Lê Tiến Dũng, khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết các nghiên cứu y khoa đã chứng minh so biển chứa độc tố Tetrodotoxin, tập trung chủ yếu ở buồng trứng. Độc tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh chỉ sau vài phút và có thể gây tử vong ngay lập tức. Ảnh: Shutter Stock.Bác sĩ Lê Tiến Dũng khẳng định chất độc của so biển vẫn tồn tại và gây ngộ độc ngay cả khi loài vật này được nấu chín, phơi khô. Ảnh: Getty Images.“Cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sao biển, một số loài cua, sa giông, một số loài ốc biển…, cũng chứa độc tố Tetrodotoxin. Hiện nay, loại độc tố này chưa có thuốc giải”, bác sĩ Lê Tiến Dũng cho biết. Ảnh: Getty Images.Tài liệu từ Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) cho biết sam biển sống thành từng cặp còn so biển thì không. Tuy nhiên, trong mùa sinh sản, so đực thường bắt cặp con cái để giao phối nên dễ bị nhầm với sam. Ảnh: Freepik.Từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm là mùa sinh sản của sam biển và so biển. Càng đến mùa sinh sản, độc tố trong so biển càng mạnh. Khi so biển bắt cặp để giao phối, người dân dễ nhầm lẫn và ăn phải, gây ngộ độc. Ảnh: Shutter Stock.
Sam biển thường bị nhầm với so biển do sự giống nhau về hình dáng bên ngoài. Chiều dài thân của so biển thường khoảng 20 – 25 cm, toàn thân màu xanh nâu đậm, đuôi so có tiết diện tròn hoặc bầu dục và không hề có gai nhọn. Ảnh: Getty.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết so biển chứa chất độc gây ảnh hưởng thần kinh mạnh, có khả năng gây liệt cơ hô hấp, ngưng thở, nếu không được cấp cứu kịp thời dễ dẫn tới tử vong nhanh. Ảnh: Getty Images.
Theo Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà (Quảng Ninh), triệu chứng bị ngộ độc do so biển xuất hiện sau khi ăn từ 30 phút đến 2 giờ với các biểu hiện về thần kinh như: Cảm giác tê môi, miệng, tay, chân và quanh vùng môi miệng; trạng thái thần kinh li bì, lơ mơ; toàn thân biểu hiện mệt; khó thở, huyết áp hạ… Ảnh: Freepik.
Bác sĩ Lê Tiến Dũng, khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết các nghiên cứu y khoa đã chứng minh so biển chứa độc tố Tetrodotoxin, tập trung chủ yếu ở buồng trứng. Độc tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh chỉ sau vài phút và có thể gây tử vong ngay lập tức. Ảnh: Shutter Stock.
Bác sĩ Lê Tiến Dũng khẳng định chất độc của so biển vẫn tồn tại và gây ngộ độc ngay cả khi loài vật này được nấu chín, phơi khô. Ảnh: Getty Images.
“Cá nóc, bạch tuộc vòng xanh, sao biển, một số loài cua, sa giông, một số loài ốc biển…, cũng chứa độc tố Tetrodotoxin. Hiện nay, loại độc tố này chưa có thuốc giải”, bác sĩ Lê Tiến Dũng cho biết. Ảnh: Getty Images.
Tài liệu từ Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) cho biết sam biển sống thành từng cặp còn so biển thì không. Tuy nhiên, trong mùa sinh sản, so đực thường bắt cặp con cái để giao phối nên dễ bị nhầm với sam. Ảnh: Freepik.
Từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm là mùa sinh sản của sam biển và so biển. Càng đến mùa sinh sản, độc tố trong so biển càng mạnh. Khi so biển bắt cặp để giao phối, người dân dễ nhầm lẫn và ăn phải, gây ngộ độc. Ảnh: Shutter Stock.