Từ lâu đã có giả thuyết cho rằng cá mập trắng lớn cắn con người là do nhầm lẫn. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào để kiểm nghiệm giả thiết đó cho tới khi nhóm nhà nghiên cứu tại Đại học Macquarie thực hiện.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Macquarie, Australia mô phỏng cách cá mập nhìn thế giới chỉ ra rằng sự nhầm lẫn này thực sự đã xảy ra.
Theo Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF), cá mập trắng là loài cá săn mồi lớn nhất thế giới, cùng với cá mập bò và cá mập hổ, chúng là thủ phạm gây ra nhiều vụ tấn công nhất cho con người.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng cá mập trắng quan sát con người bơi lội hoặc chèo thuyền, lưới sóng rất giống hải cẩu và sư tử biển, những con mồi yêu thích của chúng.
Họ đã nghiên cứu, so sánh các video dưới nước về hải cẩu, sư tử biển, và con người bơi lội theo nhiều cách khác nhau, sử dụng phao hình chữ nhật hay người lưới ván, trước khi đưa ra kết luận.
Laura Ryan, nhà nghiên cứu sau tiến sĩ về hệ thống giác quan của động vật tại Phòng thí nghiệm sinh học thần kinh của Đại học Macquarie, tác giả chính cho biết: "Chúng tôi đã gắn một chiếc máy quay GoPro vào một chiếc xe chạy dưới nước và thiết lập nó để di chuyển với tốc độ cá mập săn mồi. Lập mô hình mô phỏng cách cá mập trắng nhìn thấy chuyển động và hình dạng của các vật thể khác nhau. Kết quả cho thấy con người bơi, chèo thuyền, lướt ván có nét giống hải cẩu, sư tử biển trong mắt cá mập trắng. Điều này có thể thấy rằng cá mập trắng nhầm tưởng con người với những con mồi chúng yêu thích".
Các nhà nghiên cứu cho biết, hầu hết các loài cá mập đều bị mù màu, có nghĩa là màu sắc trên ván lướt sóng và bộ đồ lặn không tạo ra sự khác biệt nào so với quan điểm của cá mập ở dưới nước.
Laura Ryan cho biết thêm: "Hiểu được lý do tại sao cá mập tấn công người giúp chúng tôi tìm cách ngăn chặn chúng, đồng thời giữ an toàn cho cả con người và cá mập.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng các vụ cá mập trắng cắn người đã tăng "đáng kể" trong 20 năm qua. Tuy nhiên, theo WWF, số lượng cá mập trắng trên toàn thế giới giảm dần, trở thành loài dễ bị tổn thương.