Giải mã “lời nguyền tử thần” trên bia đá trong ngôi chùa cổ

Google News

Những người đã khắc bia đá đều bị vướng vào "lời nguyền chết chóc" này.

Xác chết trước chùa

Chùa Hàn Sơn là một ngôi chùa cổ nằm ở phía Tây trấn Phong Kiều, Tô Châu, Trung Quốc. Vào sáng sớm ngày 20 tháng 3 năm 1939, đột nhiên có tiếng người hét lên ngoài cổng chùa. Các nhà sư từ trong chùa chạy ra đều ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh tượng trước mặt! Mọi người thấy ngoài cửa chùa, một xác chết lạnh lẽo cứng đờ xuất hiện! Và tiếng hét vừa rồi phát ra từ một người hành hương đến thắp hương từ sáng sớm.

Tin tức về việc "thi thể nam không rõ danh tính" được tìm thấy bên ngoài chùa Hàn Sơn đã nhanh chóng lan truyền khắp thành phố. Ngay sau đó, một đội quân đội Nhật Bản đã tức tốc tới hiện trường.

Năm 1937, quân Nhật chiếm được thành Nam Kinh, lúc này quân đồn trú ở Tô Châu do Osa Matsui Iwane của quân Nhật chỉ huy. Matsui Iwane đã cử người đến mang thi thể về và nhanh chóng tiến hành khám nghiệm pháp y. Mọi người đều biết trong thâm tâm của ông ta, một âm mưu tội ác chống lại ngôi chùa Hàn Sơn đang ấp ủ!

Báu vật của chùa Hàn Sơn

Âm mưu phạm tội đang ấp ủ trong lòng Matsui Iwane là một bảo vật được trân trọng trong chùa Hàn Sơn.

Giai ma “loi nguyen tu than” tren bia da trong ngoi chua co

Tượng Trương Kế ở bến Cô Tô ngày nay. (Ảnh : wikipedia)

Hóa ra chùa Hàn Sơn bên ngoài thành phố Tô Châu đã nổi tiếng từ lâu. Sở dĩ nó nổi tiếng như vậy là nhờ tác phẩm "Phong kiều dạ bạc" của một nhà thơ đời Đường là Trương Kế (Zhang Ji). Bài thơ đó là:

"Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên

Giang phong ngư hỏa đối sầu miên

Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền".

Bài thơ được thi sĩ Tản Ðà dịch qua thể lục bát:

"Trăng tà tiếng quạ kêu sương

Lửa chài cây bến sầu vương giấc hồ

Thuyền ai đậu bến Cô Tô

Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San".

Vào năm Quang Tự thứ 32, học giả Yu Yue của triều đại nhà Thanh đã khắc bài thơ này lên một tấm bia đá và đặt nó trong chùa Hàn Sơn. Kể từ đó, tấm bia đá khắc bài thơ "Phong Kiều dạ bạc" đã trở thành bảo vật trong chùa, thu hút vô số văn nhân và học giả đến chiêm ngưỡng.

Hình ảnh tấm bia khắc bài thơ "Phong kiều dạ bạc". (Ảnh: new.qq.com)

Sau khi chiếm được Tô Châu, Matsui Iwane đã "nhòm ngó" tấm bia từ lâu. Ông ta không muốn để mất cơ hội tốt này. Vào tháng 12 năm 1937, Matsui Iwane đã đến chùa Hàn Sơn và chụp ảnh trước bia đá này. Mục đích cuối cùng của hắn là tìm cách "tuồn" tấm bia về Nhật Bản cho hoàng đế.

Lời nguyền tử thần

Matsui Iwane đang lên kế hoạch buôn lậu qua việc tổ chức "Hội chợ triển lãm xây dựng Đông Á" giả. Việc ông mượn tấm bia khắc bài thơ trong chùa Hàn Sơn cho phi vụ này được đăng trên tờ báo Tô Châu. Nhưng đúng lúc này, vụ án "thi thể nam nhân chưa rõ danh tính" đột nhiên xảy ra ở chùa Hàn Sơn khiến cả thành phố bàn tán xôn xao. Điều này đã khiến ông ta hụt hẫng!

Có một truyền thuyết về "lời nguyền chết chóc" xung quanh tấm bia "Phong Kiều dạ bạc" ở chùa Hàn Sơn.

Theo truyền thuyết, vua Vũ Tông của nhà Đường rất thích bài thơ này. Ông đã tìm kiếm và chôn các tấm bia có bài thơ này trong lăng mộ của mình. Sau đó, ông ban hành một sắc lệnh:

"Chỉ có ta mới biết quý trọng bài thơ này, muôn đời sau không thể chia tài lộc với ta, hễ có ai dám khắc bài thơ vào bia thì sẽ bị xử tội, tru di tam tộc!"

Bức ảnh Matsui Iwane chụp cùng tấm bia. (Ảnh: new.qq.com)

Trên thực tế, có hai tấm bia đá ở chùa Hàn Sơn khắc bài thơ "Phong Kiều dạ bạc": Chúng được khắc bởi Vương Khuê đời Tống và Văn Trưng Minh nhà Minh, nhưng chúng đều bị bom đạn chiến tranh phá hủy mất … Tấm còn lại mà người Nhật muốn đánh cắp bây giờ là tấm bia đá thứ ba trong chùa.

Đúng lúc này, những người phụ trách khám nghiệm tử thi báo cáo một thông tin đáng sợ cho Matsui Iwane. Họ đã tìm thấy một mảnh giấy bí ẩn từ trong túi quần của tử thi, có nội dung "Khắc bia, phải chết! Ai đã quên đi lời răn dạy của tổ tiên thì sẽ phải gánh chịu hậu quả!"

Lúc đó, có một kẻ phản bội Trung Quốc cũng tiết lộ một số chi tiết cho Matsui khiến ông ta thấy lạnh sống lưng. Những người khắc ba tấm bia đá ở chùa Hàn Sơn đều đã phải trải qua những chuyện vô cùng khủng khiếp!

Matsui Iwane không thể ngồi yên sau khi nghe tin, mặc dù ông ta không muốn tin vào những lời đồn hư cấu này.

Sự thật hé lộ

Sau đó, tấm bia đá của chùa Hàn Sơn được giữ nguyên và quân Nhật đã rút khỏi Trung Quốc.

Vậy, lời nguyền chết chóc liên quan tới bia đá kia có phải sự thật? Cái chết của người đàn ông bí ẩn kia có liên quan không? Sự thật là "Không"!

Người ta nói rằng: Ông ta không phải là nạn nhân của "lời nguyền chết chóc", mà là một người hùng đã hy sinh một cách dũng cảm!

Người này tên Tiền Vinh Sơ xuất thân là một bậc thầy điêu khắc đá nổi tiếng ở thành phố Tô Châu. Một đêm nọ, gia đình ông đón một vị sư già đến từ chùa Hàn Sơn. Lúc đêm khuya, thấy Vinh Sơ, vị sư liền lấy ra 20 thỏi vàng đặt trên bàn …

Cảnh chùa Hàn Sơn Tự ngày nay. (Ảnh: Tintravel)

Hóa ra vị sư già chính là sư trụ trì của chùa Hàn Sơn, biết được rằng chẳng bao lâu nữa người Nhật sẽ lấy đi tấm bia đá quý báu trong chùa.

Để bảo tồn báu vật này, vị sư hy vọng rằng Tiền Vinh Sơ có thể khắc một tượng đài giả trong thời gian ngắn nhất có thể để đánh lừa quân Nhật. Với lòng yêu nước nhiệt huyết, ông không thể đứng nhìn và tình nguyện làm việc này mà không cần số vàng kia.

Tuy nhiên, trong lúc ông sắp hoàn thành bia đá giả kia thì bị một tên bán nước bắt gặp. Biết mình sắp gặp chuyện, ông đã nghĩ đến ngay đến truyền thuyết về "lời nguyền chết chóc". Cuối cùng, để loại bỏ hiềm nghi của quân Nhật và để giữ tấm bia đá quý giá kia, ông đã cầm mảnh giấy trong tay và đến chùa Hàn Sơn tự sát.

Ông được xem như là người hùng đã hi sinh mạng sống để bảo vệ kho báu của chùa Hàn Sơn. Tuy nhiên tất cả chỉ là câu chuyện mà mọi người truyền tai nhau, không ai biết thực hư ra sao.

Ngày nay, Hàn Sơn Tự cổ kính, với vẻ đẹp nên thơ thanh tịnh đã trở thành điểm tham quan nổi tiếng khi du khách đến với thành phố Tô Châu xinh đẹp.  

Theo Báo Tổ quốc

>> xem thêm

Bình luận(0)