Tương truyền, “vợ chồng” ruối cổ đã ngàn năm tuổi (có từ thời nhà Lý), được nhà Vua sắc phong “thần mộc hộ quốc”. Theo Đại đức Thích Chơn Phương, trụ trì chùa Viên Đình, hiện không ai biết chính xác độ tuổi của cặp ruối “vợ chồng”. Người xưa truyền lại rằng vào đầu thời nhà Lý (triều đại kéo dài từ năm 1009-1225) nhà Vua sùng tín đạo Phật, để phát triển Phật giáo, Vua chỉ đạo xây dựng nhiều ngôi chùa ở khắp nơi.“Vợ chồng” ruối cổ tỏa bóng phía bên trái cổng chùa, sau hàng rào sắt. Ruối chồng” phía bên trái, cách khoảng 7m về bên phải là “ruối vợ” song đôi. Ảnh: Phú Lãm.Khi vi hành qua vùng đất Đông Lỗ, nhà Vua thấy có hai cây duối cao lớn đứng song đôi như cặp vợ chồng, như một gia đình đầm ấm. Cho đây là vùng đất thiêng, Vua bèn hạ lệnh xây chùa Viên Đình và sắc phong cho “vợ chồng” ruối danh tụng “thần mộc hộ quốc”.Giữa thân cây “ruối vợ” mọc nhiều cành nhỏ tạo thành hình thù kỳ lạ. Ảnh: Phú Lãm.Bướu nổi trên thân cây “ruối vợ” càng làm cây có hình dạng đặc biệt. Ảnh: Phú Lãm.Qua bao biến cố lịch sử, bao thế hệ người làng Viên Đình lớn lên đã chứng kiến sự hiện sinh sừng sững của cặp ruối trước phong ba, bão táp và thăng trầm của thời gian. Ngày nay, cặp ruối cổ vẫn xanh tươi bốn mùa và đây được xem là một trong những báu vật của ngôi chùa cổ thiêng quý.Cây “ruối vợ” thon thả thường ra quả vàng rộm mỗi độ hè về. Ảnh: Phú Lãm.Lớn hơn “ruối vợ”, “thần mộc ruối chồng” cao khoảng 13m (tính hết ngọn), đường kính thân cây khoảng 110cm, hai người ôm mới hết. Ảnh: Phú Lãm.
Tương truyền, “vợ chồng” ruối cổ đã ngàn năm tuổi (có từ thời nhà Lý), được nhà Vua sắc phong “thần mộc hộ quốc”. Theo Đại đức Thích Chơn Phương, trụ trì chùa Viên Đình, hiện không ai biết chính xác độ tuổi của cặp ruối “vợ chồng”. Người xưa truyền lại rằng vào đầu thời nhà Lý (triều đại kéo dài từ năm 1009-1225) nhà Vua sùng tín đạo Phật, để phát triển Phật giáo, Vua chỉ đạo xây dựng nhiều ngôi chùa ở khắp nơi.
“Vợ chồng” ruối cổ tỏa bóng phía bên trái cổng chùa, sau hàng rào sắt. Ruối chồng” phía bên trái, cách khoảng 7m về bên phải là “ruối vợ” song đôi. Ảnh: Phú Lãm.
Khi vi hành qua vùng đất Đông Lỗ, nhà Vua thấy có hai cây duối cao lớn đứng song đôi như cặp vợ chồng, như một gia đình đầm ấm. Cho đây là vùng đất thiêng, Vua bèn hạ lệnh xây chùa Viên Đình và sắc phong cho “vợ chồng” ruối danh tụng “thần mộc hộ quốc”.
Giữa thân cây “ruối vợ” mọc nhiều cành nhỏ tạo thành hình thù kỳ lạ. Ảnh: Phú Lãm.
Bướu nổi trên thân cây “ruối vợ” càng làm cây có hình dạng đặc biệt. Ảnh: Phú Lãm.
Qua bao biến cố lịch sử, bao thế hệ người làng Viên Đình lớn lên đã chứng kiến sự hiện sinh sừng sững của cặp ruối trước phong ba, bão táp và thăng trầm của thời gian. Ngày nay, cặp ruối cổ vẫn xanh tươi bốn mùa và đây được xem là một trong những báu vật của ngôi chùa cổ thiêng quý.
Cây “ruối vợ” thon thả thường ra quả vàng rộm mỗi độ hè về. Ảnh: Phú Lãm.
Lớn hơn “ruối vợ”, “thần mộc ruối chồng” cao khoảng 13m (tính hết ngọn), đường kính thân cây khoảng 110cm, hai người ôm mới hết. Ảnh: Phú Lãm.