Tàn tích Phật giáo Subash nằm cách quận Kuqa, khu tự trị Tân Cương 23 km về phía tây bắc. Vùng đất này nằm giữa núi Thiên Sơn và đồng bằng phù sa sông Kucha, từng là trung tâm của vương quốc Kucha thời cổ đại. Trong tiếng Uyghur (Duy Ngô Nhĩ), Subash có nghĩa là "nguồn nước". Ảnh: Sohu.Đền Subash có diện tích khoảng 190.000 m2, được xây dựng theo phong cách Phật giáo Gandhara dưới thời Ngụy-Tấn (220-420). Tuy nhiên, ngôi đền đã bị bỏ hoang từ thế kỷ 13. Trong khoảng 1000 năm tồn tại, Subash đóng vai trò quan trọng trong giao lưu văn hóa Đông-Tây. Ảnh: The Trek Blog.Tàn tích Subash là bằng chứng lịch sử quan trọng cho sự truyền bá Phật giáo dọc theo Con đường Tơ lụa. Vào thời kỳ thịnh trị của nhà Đường (618-907), Subash không những là nơi sinh sống của 10.000 nhà sư, mà còn là điểm đến của đoàn người hành hương Phật giáo từ các quốc gia và nền văn hóa lân cận. Theo Đại Đường Tây Vực ký, nhà sư Đường Huyền Trang đã đến vùng đất này trên cuộc hành trình sang Thiên Trúc kéo dài 19 năm. Ảnh: China Today.Dòng sông Kucha chảy ngang qua, chia tàn tích Subash thành hai khu vực là ngôi đền phía đông và phía tây. Trong đó, khu vực phía tây của Subash còn lưu giữ khá nhiều công trình kiến trúc Phật giáo đặc sắc. Ngôi chùa trung tâm là công trình được bảo tồn tốt nhất ở khu vực phía tây của tàn tích Subash. Ngôi chùa cao 13m với diện tích khoảng 800 m2, có những bức tượng Phật tuyệt đẹp trong các hốc tường. Ảnh: Japan Trip.Cách ngôi chùa trung tâm 50 m là hệ thống hang động dành cho nhà sư nhập thất để thiền định. Những ký tự và bức tranh tường trong các hang động này được tạo khắc theo phong cách Kucha cổ đại, tạo nên sự độc đáo cho "thành phố ma". Du khách có thể ngắm nhìn vết tích của các bức tường và công trình đổ nát bằng gạch bùn, gợi nhắc quá khứ huy hoàng của tàn tích Phật giáo Subash, dưới những tia nắng chiều. Ảnh: Trip.Những nhà khảo cổ từ Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp và Anh đã tìm thấy nhiều sản phẩm gốm, đồ tạo tác bằng gỗ và hộp sarira đựng xá lợi của nhà sư tại Subash. Ngoài ra, trong quá trình khai quật khu vực này các chuyên gia đã phát hiện những đồng tiền được đúc dưới thời Đông Hán (25-220) của Trung Quốc, khắc bằng chữ Uyghur cổ và Brahmi (chữ viết lâu đời ở Ấn Độ). Tàn tích Phật giáo Subash là một phần quan trọng của Con đường Tơ lụa: Mạng đường Trường An - Thiên Sơn, được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2014. Ảnh: Flickr.
Tàn tích Phật giáo Subash nằm cách quận Kuqa, khu tự trị Tân Cương 23 km về phía tây bắc. Vùng đất này nằm giữa núi Thiên Sơn và đồng bằng phù sa sông Kucha, từng là trung tâm của vương quốc Kucha thời cổ đại. Trong tiếng Uyghur (Duy Ngô Nhĩ), Subash có nghĩa là "nguồn nước". Ảnh: Sohu.
Đền Subash có diện tích khoảng 190.000 m2, được xây dựng theo phong cách Phật giáo Gandhara dưới thời Ngụy-Tấn (220-420). Tuy nhiên, ngôi đền đã bị bỏ hoang từ thế kỷ 13. Trong khoảng 1000 năm tồn tại, Subash đóng vai trò quan trọng trong giao lưu văn hóa Đông-Tây. Ảnh: The Trek Blog.
Tàn tích Subash là bằng chứng lịch sử quan trọng cho sự truyền bá Phật giáo dọc theo Con đường Tơ lụa. Vào thời kỳ thịnh trị của nhà Đường (618-907), Subash không những là nơi sinh sống của 10.000 nhà sư, mà còn là điểm đến của đoàn người hành hương Phật giáo từ các quốc gia và nền văn hóa lân cận. Theo Đại Đường Tây Vực ký, nhà sư Đường Huyền Trang đã đến vùng đất này trên cuộc hành trình sang Thiên Trúc kéo dài 19 năm. Ảnh: China Today.
Dòng sông Kucha chảy ngang qua, chia tàn tích Subash thành hai khu vực là ngôi đền phía đông và phía tây. Trong đó, khu vực phía tây của Subash còn lưu giữ khá nhiều công trình kiến trúc Phật giáo đặc sắc. Ngôi chùa trung tâm là công trình được bảo tồn tốt nhất ở khu vực phía tây của tàn tích Subash. Ngôi chùa cao 13m với diện tích khoảng 800 m2, có những bức tượng Phật tuyệt đẹp trong các hốc tường. Ảnh: Japan Trip.
Cách ngôi chùa trung tâm 50 m là hệ thống hang động dành cho nhà sư nhập thất để thiền định. Những ký tự và bức tranh tường trong các hang động này được tạo khắc theo phong cách Kucha cổ đại, tạo nên sự độc đáo cho "thành phố ma". Du khách có thể ngắm nhìn vết tích của các bức tường và công trình đổ nát bằng gạch bùn, gợi nhắc quá khứ huy hoàng của tàn tích Phật giáo Subash, dưới những tia nắng chiều. Ảnh: Trip.
Những nhà khảo cổ từ Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp và Anh đã tìm thấy nhiều sản phẩm gốm, đồ tạo tác bằng gỗ và hộp sarira đựng xá lợi của nhà sư tại Subash. Ngoài ra, trong quá trình khai quật khu vực này các chuyên gia đã phát hiện những đồng tiền được đúc dưới thời Đông Hán (25-220) của Trung Quốc, khắc bằng chữ Uyghur cổ và Brahmi (chữ viết lâu đời ở Ấn Độ). Tàn tích Phật giáo Subash là một phần quan trọng của Con đường Tơ lụa: Mạng đường Trường An - Thiên Sơn, được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2014. Ảnh: Flickr.