Gà chỉnh sửa gen giúp ngăn chặn đại dịch trong tương lai?

Google News

Việc nuôi gia cầm kháng virus cũng có thể mang lại lợi ích lớn cho con người, và chính đại dịch COVID-19 đã khiến chúng ta cởi mở hơn với công nghệ từng gây tranh cãi này.

Các bệnh như cúm gia cầm gây ra việc phải tiêu hủy hàng triệu con gia cầm mỗi năm. Dù vắc xin là một trong những chiến lược phòng ngừa được áp dụng ở một số quốc gia, nhưng điều đó vẫn không ngăn được gia cầm bị nhiễm bệnh, bởi virus mầm bệnh ngày càng đột biến để trốn tránh vắc xin. Và vì thế một khả năng thậm chí còn nghiệt ngã hơn là các virus gây bệnh cho gia cầm có thể lây sang người, gây thương vong ở người.
Trước tình trạng này, các nhà khoa học đang nghiên cứu một giải pháp lâu dài hơn đó là chỉnh sửa gen, được thiết kế để thay đổi các gen cụ thể trong một sinh vật để tăng cường các đặc điểm nhất định để chúng đối phó với virus. Thành quả từ công nghệ này được gọi chung là sinh vật biến đổi gen.
Các sinh vật biến đổi gen được quản lý nghiêm ngặt ở EU, do mối lo ngại từ lâu về những ảnh hưởng không mong muốn đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng. Một số nhóm vận động cho biết, chỉnh sửa gen mang lại những rủi ro tương tự.
Ga chinh sua gen giup ngan chan dai dich trong tuong lai?
Chỉnh sửa gen có thể được sử dụng để thay đổi DNA của gà để ngăn vi rút cúm gia cầm bám vào tế bào. Ảnh: @Barcroft Media/ Getty Images. 
Việc sử dụng các kỹ thuật chỉnh sửa gen “không chỉ có thể làm trầm trọng thêm những tác động tiêu cực của canh tác công nghiệp đối với tự nhiên, động vật và con người, mà còn có thể ảnh hưởng đến chính chúng ta (thông qua thực phẩm mà chúng ta ăn)”, Viện nghiên cứu Greenpeace cho biết trong một tuyên bố đầu năm nay.
Trong khi đó, lại có một nhóm khác ủng hộ khẳng định rằng công nghệ chỉnh sửa gen chỉ là một phiên bản chính xác hơn của quá trình lai tạo chọn lọc động vật truyền thống, trước nguy cơ bệnh tật ngày càng phức tạp, biến đổi liên tục mà COVID-19 là một bài học thực tế trước mắt.
Trọng tâm của giải pháp chỉnh sửa gen là kỹ thuật CRISPR
Kỹ thuật chỉnh sửa gen CRISPR được phát triển dựa trên cơ chế phòng vệ dùng vi khuẩn để ngăn chặn virus bằng cách cắt đứt ADN của chúng sau đó dán vào vật chủ. Nhờ công cụ này, các nhà khoa học có thể sửa một đoạn DNA của gà nhằm ngăn virus cúm gia cầm bám vào tế bào và nhân lên.
Giáo sư Helen Sang, một nhà di truyền học tại Viện Roslin thuộc Đại học Edinburgh (là thành viên của nhóm các nhà khoa học đang làm việc trong giai đoạn đầu của một dự án tương tự như vậy) chia sẻ, công nghệ Crispr rất hiệu quả vì nó cho phép đánh giá chỉnh sửa trong các tế bào được nuôi trong phòng thí nghiệm, nếu những kết quả đó trông đáng khích lệ, thì nó có thể được thử nghiệm gia cầm, cô nói.
Hầu hết mọi thứ chúng ta ăn đều được lai tạo có chọn lọc - từ cây trồng đến gia cầm. Nhưng ở nhiều nơi, cây trồng biến đổi gen diễn ra phổ biến. Ví dụ, ở Mỹ, hầu hết đậu nành và ngô được thiết kế biến đổi gen để tối đa hóa sản lượng. Vào năm 2015, các cơ quan quản lý của Mỹ cũng đã cấp phép đầu tiên cho một loài động vật (cá hồi Đại Tây Dương) có DNA đã được sửa đổi một cách khoa học để làm thức ăn cho con người. Lợn kháng bệnh dự kiến sẽ là dòng lai tạo biến đổi tiếp theo.
Ga chinh sua gen giup ngan chan dai dich trong tuong lai?-Hinh-2
Liệu gà chỉnh sửa gen có thể giúp ngăn chặn đại dịch trong tương lai? Ảnh: @AFP. 
Ngược lại, phòng thí nghiệm của Hejnar đã công bố dữ liệu bằng chứng đáng khích lệ vào đầu năm 2020 mô tả việc sử dụng công cụ Crispr để làm cho gà kháng lại virus gây bệnh bạch cầu ở gia cầm có thể dẫn đến các triệu chứng như suy nhược, tiêu chảy và hình thành các khối u ở gia cầm. Nhưng dự án này đã bị bỏ dở do không có lợi ích thương mại.
Giáo sư Helen Sang nhận định thêm, ngay cả khi khoa học từng bước tiến lên, bất kỳ tiến bộ nào như vậy vẫn bị hạn chế do thiếu sự đồng thuận về quy định toàn cầu và sự chấp nhận của người tiêu dùng.
Helen Sang nói: “Chúng tôi có các công cụ cần thiết để phát triển gà kháng bệnh, nhưng điều quan trọng là phải đưa công chúng hiểu rõ và cùng chung tay đến với cuộc hành trình này; Bằng chứng về những gì mà COVID-19 có lẽ đủ để mọi người xem lại công nghệ này, và khẩn trương có bước đi xa hơn trước khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn”.
“Nếu bạn chọn loài cẩn thận và có mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, hành trình nâng công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR sẽ ngày càng thăng hoa, dễ đạt thành công hơn".

Mời quý độc giả xem video: Người nhiễm Delta có tải lượng virus cao gấp 300 lần. Nguồn: VTV1. 


Huỳnh Dũng (Theo Theguardian)

>> xem thêm

Bình luận(0)