Cừu Racka có bộ lông siêu dày và cặp sừng xoắn ốc kỳ lạ

Google News

Cừu Racka hay Hortobágy Racka là một giống cừu nổi tiếng với cặp sừng hình xoắn ốc khác thường.

Racka hoặc Hortobágy Racka Sheep là một giống cừu nổi tiếng với cặp sừng hình xoắn ốc khác thường. Những cặp sừng của chúng độc đáo và không giống với sừng của bất kỳ giống cừu nhà nào khác. Trung bình, con đực sẽ có cặp sừng dài từ 51 cm, trong khi đó cặp sừng của những con cái chỉ dài từ 30 đến 38 cm.
Cuu Racka co bo long sieu day va cap sung xoan oc ky la
 
Giống cừu đặc biệt này này đã được người Hungary nuôi trong nhiều thế kỷ và từng là giống phổ biến nhất ở Hungary. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, chúng lại được nuôi nhiều nhất ở thảo nguyên Hortobágy của Hungary và ở mức độ thấp hơn ở Caras Severin, Romania.
Vì sở hữu cặp sừng độc đáo và bộ lông siêu dày mà chúng đã được xuất khẩu với số lượng ngày càng tăng sang Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Pháp, tuy nhiên những nghiên cứu phân tích về giống cừu này vẫn còn rất hạn chế.
Racka là một giống cừu khá đa năng, người ta có thể nuôi chúng để vắt sữa, lấy lông và lấy thịt. Lông của cừu Racka khá dài và thô, chúng thường có màu kem và nâu nhạt, tuy nhiên đôi lúc người ta cũng thấy có những con cừu Racka màu đen.
Cừu Racka ban đầu được cho là đến từ Hungary và đã tồn tại ít nhất từ những năm 1800 khi có cơ quan đăng ký đầu tiên được thành lập. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng: Ở Tây Nam Á người ta đã tìm thấy hộp sọ và xương của những con cừu giống với cừu Racka có niên đại khoảng 11.000 năm trước.
Khoảng 8.000 năm trước, ở Mesopotamia, Iraq cổ đại và ở Ai Cập cổ đại đã sống những con cừu đuôi dài với cặp sừng hình mũi khoan giống như loài cừu Racka. Bởi vậy, có thể, cừu Racka có nguồn gốc từ loài cừu hoang dã ở Trung Đông: arkal Ovis ammon.
Sau đó, tổ tiên của cừu Racka rời khỏi khu vực ban đầu của mình trong cuộc Đại di cư. Những người Avars, Petschenegs, Jazygs và Huns đã đưa chúng đến Trung và Đông-Âu. Vào năm 1750, một nửa trong tổng số bảy triệu con cừu Hungary là cừu Rackas!
Vào thế kỷ 18, việc nhập khẩu giống cừu Merino, hiện chiếm 95% tổng đàn cừu của Hungary, đã gần như đẩy cừu Racka đến mức tuyệt chủng hoàn toàn. Năm 1939, chính phủ Hungary đã phải can thiệp và tập trung 4.000 con cừu Racka tại một trang trại của Nhà nước ở Hortobâgy, phía đông Budapest, để bảo tồn và nhân giống.
Tuy nhiên, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, việc lai tạo sai phương pháp đã một lần nữa đẩy loài cừu này đừng trước bờ vực tuyệt chủng và chỉ còn lại 1.450 con cừu Racka tại Hungary. Vào những năm 50, đàn cừu Racka cuối cùng chỉ còn lại 200 con cái. Bởi vậy chính phủ đã phải đưa ra những chính sách bảo vệ nghiêm ngặt để ngăn loài cừu độc đáo này tuyệt chủng.
Năm 1973, khu vực Hortobâgy được xây dựng trong Vườn quốc gia đầu tiên của Hungary và theo đó loài cừu Racka đã được cứu. Năm 1983, tổ chức của các nhà lai tạo cừu Racka Hungary được thành lập tại Debrecen, giúp cho loài cừu này dần khôi phục số lượng.
Cừu là loài vật nuôi có thân, thường được biết đến để sản xuất len. Thuật ngữ cừu hầu như luôn đề cập đến cừu nhà được nuôi trong các trang trại chứ không phải cừu hoang dã. Chúng được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới, với ước tính dân số của chúng lên đến hơn một tỷ.
Ngoài len và lông cừu do các giống cừu lông cung cấp, thịt của chúng là nguồn thức ăn phổ biến. Cừu đã được sử dụng cho các nghiên cứu khoa học như một sinh vật mẫu để nghiên cứu bệnh tật ở người.
Có hơn 200 giống cừu hiện có mặt trên toàn thế giới. Chúng bao gồm các giống cừu không có lông và có lông được sử dụng để lấy sữa, len và thịt. Một số con cừu được nuôi với mục đích kép, sản xuất cả lông cừu và thịt cừu.
Theo Đức Khương/Phụ nữ Việt Nam

>> xem thêm

Bình luận(0)