Chủng đột biến nào cực độc, lây truyền khủng khiếp hơn "quái vật" Delta?

Google News

Biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 đang thống trị đại dịch toàn cầu và làm giảm hiệu quả của vắc xin. Tuy nhiên mới đây, chủng đột biến AY.3 - biến chủng mới của Delta xuất hiện, khiến giới nhà khoa học vô cùng lo lắng và đưa ra cảnh báo "nóng". 

Virus Sars-Cov-2 không ngừng biến đổi, nhiều biến chủng mới xuất hiện khiến diễn biến dịch bệnh ngày càng phức tạp với số lượng ca nhiễm mới tăng cao. Trong tất cả các biến thể, Delta được xem là nguy hiểm và thống trị đại dịch trên toàn thế giới. Nó dễ lây lan hơn, tốc độ nhanh hơn, các triệu chứng bệnh khác với virus gốc. Theo các chuyên gia, tốc độ lây lan của biến thể Delta cao hơn khoảng 50% so với biến thể Alpha - vốn đã có khả năng lây truyền cao hơn khoảng 50% so với virus đầu tiên được tìm thấy ở Vũ Hán.
Tỷ lệ tấn công thứ cấp (số người có nguy cơ bị nhiễm bệnh nếu họ tiếp xúc với người bị bệnh), cũng cao hơn. Cứ 100 người tiếp xúc với người bị nhiễm chủng Delta, thì 12 người trong số đó có khả năng bị nhiễm bệnh. Với chủng Alpha, tỷ lệ này là 8-9 người”.
Tuy nhiên, nỗi lo lắng về biến thể Delta chưa được giải quyết, một chủng đột biến mới của nó đã xuất hiện khiến giới khoa học thêm "đau đầu", đó là chủng đột biến AY.3
Chủng đột biến mới AY.3 - biến thể phụ đáng lo ngại của Delta 
Mới đây, Israel đã phát hiện 10 trường hợp đầu tiên nhiễm chủng AY.3, một trong những chủng đột biến mới nhất của biến thể Delta, trong đó có 8 ca nhập cảnh và 2 ca địa phương. Phát hiện này đã gây ra mối quan ngại mới cho Bộ Y tế Israel vì chủng virus phổ biến ở Mỹ có khả năng thoát khỏi hệ thống miễn dịch.
Trước việc phát hiện biến chủng AY3 của biến thể Delta, Bộ Y tế Israel đã thông báo Quốc hội về tính nguy hiểm của chủng virus mới và khuyến nghị khả năng phong tỏa toàn quốc lần thứ 4 nhằm ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh COVID-19.
Chung dot bien nao cuc doc, lay truyen khung khiep hon quai vat Delta”
Bộ Y tế Israel lo ngại những nguy hiểm từ biến chủng  AY3 của biến thể Delta.
Tại đất nước này, chương trình tiêm chủng đã phủ đến 62% dân số. Tuy nhiên, trong những tuần qua tỉ lệ kháng virus ngày càng tăng với hơn 6.000 ca mắc mới và đã sớm vượt mốc 5-600 ca trong tình trạng nguy kịch mỗi ngày.
Từ đầu tháng 8/2021, Bộ Y tế Israel đã cảnh báo nếu số lượng bệnh nhân nặng tăng từ 5 - 600 ca/ngày thì buộc phải tính đến biện pháp phong tỏa toàn quốc do các bệnh viện hiện đang trong tình trạng quá tải.
Bên cạnh đó, biến chủng AY.3 cũng đã xuất hiện tại ít nhất 61 quốc gia. Điều này đang gây ra mối lo ngại lớn về việc nó có thể lây truyền nhanh hơn, mạnh hơn và kháng vắc xin hơn so với biến thể Delta.
Biến chủng AY.3 là gì?
AY.3 là một biến chủng phụ của Delta - được WHO xếp vào hàng các biến thể đáng lo ngại. Các phương tiện truyền thông đại chúng thường gọi các biến chủng phụ của Delta là "Delta Plus". Nhưng nếu gọi vậy thì có tới 12 biến chủng phụ của Delta bao gồm từ AY.1 đến AY.12 có thể được gọi theo cách này.
Vì vậy, AY.3 có thể là "Delta Plus", nhưng "Delta Plus" không có nghĩa là AY.3. Và không phải biến thể "Delta Plus" nào cũng nguy hiểm hơn so với Delta ban đầu. Theo WHO, AY.3 được xếp vào nhóm biến chủng đáng lo ngại vì nó đã đạt được ít nhất một trong số các tiêu chí sau so với chủng SARS-CoV-2 ban đầu. Đó là tăng khả năng lây truyền hoặc có các đột biến gây bất lợi trong dịch tễ, tăng độc lực hoặc có các thay đổi trên biểu hiện lâm sàng và giảm hiệu quả của các biện pháp y tế công cộng và xã hội, các biện pháp chẩn đoán, vắc-xin và phương pháp điều trị có sẵn.
AY.1 và AY.2 cũng đã đạt được một trong số các tiêu chí này, nhưng trong số các biến chủng phụ của Delta, AY.3 hiện là chủng virus được các nhà khoa học quan tâm nhiều nhất bởi tỷ lệ nhiễm cao hơn hẳn số còn lại.
Chung dot bien nao cuc doc, lay truyen khung khiep hon quai vat Delta”-Hinh-2
 Biến chủng AY3 được xem là đáng lo ngại tỷ lệ lây lan ngày càng gia tăng trên khắp thế giới. 
AY.3 dù chứa ít đột biến hơn AY.1 và AY.2, cũng không chứa đột biến K.417N, nhưng nó lại có độ lây lan cao hơn cả hai biến chủng phụ kể trên. Hiện AY.3 đã được phát hiện ở 61 quốc gia, với tỷ lệ phổ biến lên tới 9,1%.
Tại một số quốc gia, tỷ lệ nhiễm biến thể Delta đang giảm dần bởi có sự tăng lên của các bệnh nhân nhiễm biến chủng phụ AY.3. Như ở Mỹ, có khoảng 15% số ca nhiễm COVID-19 hiện tại là từ AY.3.
Vì sao giới khoa học cảnh báo "nóng" với AY.3? 
Delta là một biến thể nguy hiểm hơn so với SARS-CoV-2 ban đầu, và có thể được coi là biến thể nguy hiểm nhất hiện tại dựa trên tốc độ lây lan của nó. AY.3 khi được xếp vào biến thể đáng lo ngại (VOC) nghĩa là nó cũng nguy hiểm hơn SARS-CoV-2 ban đầu. Tuy nhiên, hiện chưa có một nghiên cứu cụ thể nào đưa ra đủ bằng chứng khẳng định AY.3 nguy hiểm hơn Delta.
Dù vậy, chúng ta vẫn không thể lơ là cảnh giác với biến chủng mới này. Một báo cáo gần đây của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ cho thấy, những người tiêm Covaxin - một loại vắc xin COVID-19 của Ấn Độ, đã phát triển lượng kháng thể chống lại biến thể Delta thấp hơn 23% (so với nhiễm trùng chủng B.1 nói chung), thấp hơn 33% ở biến thể phụ AY.1 và thấp hơn gần 47% ở biến thể phụ AY.3. Vì vậy có thể nói, AY.3 dường như ít bị trung hòa hơn bởi vắc-xin so với các biến thể chủng B.1 bao gồm Alpha, Beta, Gamma và Delta.
Theo ông Asher Shalmon - người đứng đầu bộ phận Quan hệ Quốc tế của Bộ Y tế Israel: "AY.3 trông rất, rất độc, với tỷ lệ lây nhiễm cao, và có vẻ như nó đang phát triển khả năng đề kháng tương đối với vắc-xin. Nếu biến thể này đến Israel, nó có thể là một bước ngoặt đẩy chúng ta vào tình huống phải phong tỏa, do đó chúng tôi đang cố gắng tránh nó bằng mọi cách".
Giáo sư Christina Pagel, Giám đốc Đơn vị Nghiên cứu Hoạt động Lâm sàng của Đại học London (Anh) cho biết, bà đã tham khảo dữ liệu từ Viện nghiên cứu di truyền học Sanger và thấy AY.3 "có thể né tránh hệ miễn dịch và dễ lây truyền hơn Delta".
Các nhà nghiên cứu của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ cho rằng, người tiêm vắc xin sẽ có kháng thể chống lại biến thể AY.3 hơn 47%. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết liệu chủng này có lây lan hoặc gây chết người nhiều hơn giống Delta ban đầu hay không bởi đây là chủng mới và cần nghiên cứu sâu hơn nữa.
Chung dot bien nao cuc doc, lay truyen khung khiep hon quai vat Delta”-Hinh-3

Mời quý độc giả xem video: Việt Nam điều chế thành công thuốc tền lâm sàng điều trị COVID-19. Nguồn: VTC Now. 



Thùy Dung (T.H)

>> xem thêm

Bình luận(0)