Nhà virus học Mỹ: “Vì sao Delta là biến thể đáng sợ, khủng khiếp nhất?”

Google News

Virus Sars-Cov-2 vô cùng đặc biệt, nó không ngừng biến đổi và xuất hiện những biến thể khó lường. Hiện nay, biến thể Delta được xem là đáng sợ và khủng khiếp nhất hoành hành ở khắp mọi lục địa. 

Hiện tại, có nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2 được WHO xếp vào nhóm đáng lo ngại, tuy nhiên nguy hiểm nhất là biến thể Delta, là chủng lây nhiễm chủ đạo trên toàn cầu. SARS-CoV-2 lây lan được là nhờ trên bề mặt có những protein gai (spike protein) giúp virus bám vào đường hô hấp. Sau khi bám, nó sẽ nhảy sang tế bào biểu mô và nhân bản, sau đó thoát ra khỏi tế bào cũ để xâm nhập vào tế bào mới và lây cho cộng đồng qua đường mũi, miệng. Nếu sự biến đổi gen làm các “xúc tu” protein gai này hút chặt hơn thì tất yếu dẫn tới lây nhiễm nhanh hơn.
Gần đây, chủng Delta có 2 đột biến khiến nó nguy hiểm hơn phần còn lại gồm L452R (giúp virus dễ lây lan từ người sang người hơn) và E484Q (giúp virus tăng khả năng lẩn tránh hệ miễn dịch, ngay cả người đã mắc COVID-19 cũng có khả năng bị nhiễm biến thể này).
Tốc độ lây lan khủng khiếp của "quái vật" Delta  
Biến thể Delta đang hoành hành ở khắp nơi trên thế giới với tốc độ lây lan nhanh chóng mặt tại hơn 135 quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Đông Nam Á. Tại Bangkok, kết quả khảo sát của Cục Khoa học Y tế cho thấy biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 đang nhanh chóng trở thành biến thể chính ở Thái Lan, với hơn 90% bệnh nhân COVID-19 nhiễm biến thể này. Tại Philippines, biến thể Delta đã lây lan tới 13/17 khu vực của nước này khiến các bệnh viện quá tải. Nó cũng được phát hiện trong đợt dịch mới đây tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 18/5 và tạo ra làn sóng lây nhiễm dữ dội với hàng ngàn ca mắc mỗi ngày. 
Nha virus hoc My: “Vi sao Delta la bien the dang so, khung khiep nhat?”
 Biến thể Delta được cho là nguy hiểm và đáng sợ nhất hiện nay của virus Sars-Cov-2.
CDC ước tính biến thể Delta có tốc độ lây nhiễm nhanh như đậu mùa, và chỉ kém virus gây bệnh sởi. “Tốc độ lây nhiễm của biến thể này thật đáng kinh ngạc, cũng như khả năng nhân rộng của nó ở đường hô hấp trên”, nhà virus học Mehul Suthar của Đại học Emory (bang Georgia, Mỹ) cho biết. Uớc tính người mắc biến thể Delta lây nhiễm cho từ 5 đến 9,5 người, cao hơn nhiều lần so với chủng ban đầu ở Vũ Hán là từ 2,3 đến 2,7. Biến thể Alpha có chỉ số R từ 4 đến 5.
Gây bệnh nặng hơn các biến thể khác
Biến thể Dela không chỉ lây lan mạnh hơn mà còn gây bệnh nặng hơn các biến thể khác. Khi xét nghiệm mẫu quét phần mũi, tải lượng virus ở người mắc biến thể Delta cao gấp 1.000 lần so với những biến thể trước đó. Các bệnh nhân nhiễm biến thể này cũng có kết quả xét nghiệm dương tính nhanh hơn: khoảng 4 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, so với 6 ngày của chủng ban đầu. Điều đó cho thấy Delta tái tạo với tốc độ nhanh hơn.
Theo ông Eric Topol, nhà sáng lập và giám đốc của Viện Nghiên cứu Xuyên Quốc gia (bang California, Mỹ), biến thể Delta sở dĩ gây bệnh nặng hơn là do chúng nhân đôi nhanh chóng ở khoanh mũi. Mới đây, một cuộc nghiên cứu phát hiện, biến thể Delta chỉ mất trung bình 4 ngày để đạt ngưỡng bị phát hiện khi người bệnh mắc phải, so với khoảng 6 ngày ở chủng cũ ở Vũ Hán. 
Nha virus hoc My: “Vi sao Delta la bien the dang so, khung khiep nhat?”-Hinh-2
 Theo các chuyên gia, biến thể Delta sở dĩ gây bệnh nặng hơn là do chúng nhân đôi nhanh chóng ở khoanh mũi. 
Bên cạnh đó, biến thể Delta cũng mang theo năng lực tiêu diệt tế bào mạnh mẽ hơn hẳn, do đột biến ở vị trí 681 của protein gai (P681R) phá hủy tế bào ở người. Điều này cho phép nó đột phá thành công hơn hàng rào phòng vệ miễn dịch ở người. Đa phần các nghiên cứu hiện tập trung vào gai protein, thứ giúp virus xâm nhập tế bào. Nhưng Delta có những đột biến ảnh hưởng lên các bộ phận khác của virus, đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về những phần còn lại đã thay đổi ngoài gai protein, cũng như tác động của chúng lên cơ thể người.
Một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Y học New England kết luận hai liều vắc xin Pfizer có hiệu quả 88% đối với biến thể Delta, chỉ số này ở vắc xin AstraZeneca là 67%. Đây là sự sụt giảm khả năng của vắc xin trong việc hạn chế nhiễm bệnh khi so sánh với biến thể Alpha trước đó cho thấy mức độ nguy hiểm của Delta. Nếu tiếp tục đột biến, chủng này sẽ gây ra mối đe dọa vô cùng lớn, đó là lý do khiến các chuyên gia y tế đang vô cùng căng thẳng.
Hy vọng mới về vắc xin ngăn ngừa biến thể Delta
Trước tình trạng lây lan khủng khiếp của biến thể Delta tại nhiều quốc gia trên thế giới, tổ chức y tế thế giới và các chuyên gia đều khuyến cáo tiêm vắc xin là giải pháp hữu hiệu và an toàn nhất hiện nay để bảo vệ sức khỏe trước virus "tử thần". 
Tại Việ Nam, Bộ Y tế phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành phân bổ vắc xin và đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng trên toàn quốc. Bộ Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện và các đơn vị thuộc Bộ Y tế, sở y tế các tỉnh thành chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, trung tâm y tế cấp quận huyện, các cơ sở tiêm chủng lập kế hoạch tiêm chủng phù hợp với số vắc xin được cung ứng và đối tượng tiêm chủng bảo đảm tiêm đủ liều, an toàn, đúng lịch, diện bao phủ.
Nha virus hoc My: “Vi sao Delta la bien the dang so, khung khiep nhat?”-Hinh-3
Tiêm vắc xin là giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay để phòng chống dịch bệnh COVID-19.  
Theo ThS.BS Lê Quốc Tuấn (Bộ môn Sinh lý - Sinh lý bệnh Miễn dịch, Đại học Y Dược TPHCM, vắc xin là một phần trong chiến lược phòng, chống dịch COVID-19. Mỗi loại vắc xin được cấp phép sử dụng có nhiều điểm khác nhau.
Trong đó, vắc xin Sinopharm của Trung Quốc sử dụng công nghệ cổ xưa nhất là virus SARS-CoV-2 bất hoạt. Vắc xin AstraZeneca và Sputnik V sử dụng DNA quy định protein gai của SARS-CoV-2 bọc trong một vỏ virus vô hại. Vắc xin Pfizer và Moderna sử dụng mRNA quy định protein gai của SARS-CoV-2 bọc trong lớp vỏ lipid. Các vắc xin ngừa Covid-19 hiện đều có chung mục đích là đưa protein gai của virus vào cơ thể, tiếp xúc với hệ thống miễn dịch và kích thích tạo kháng thể kháng protein gai trên bề mặt virus.
Vì vậy, khi virus xuất hiện biến thể mới, cấu trúc của các gai protein thay đổi, hiệu quả của các kháng thể bảo vệ cũng giảm đi. Vắc xin virus bất hoạt có thể sẽ gây ra một số biểu hiện như sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ trong thời gian 2 - 3 ngày sau tiêm. Trong khi đó, vắc xin sử dụng DNA chứa trong vỏ virus vô hại sẽ giảm bớt các triệu chứng sau tiêm hơn.
ThS.BS Lê Quốc Tuấn cho hay, vắc xin sử dụng DNA chứa trong lớp lipid mềm mịn có lẽ sẽ êm nhất bởi vì chỉ có đúng protein gai được đưa vào cơ thể, không kèm theo bất kỳ protein tạp nào khác. Do vậy, các loại vắc xin như Pfizer hoặc Moderna nên được ưu tiên cho các đối tượng là người già, có kèm bệnh nền, có tiền căn dị ứng hoặc thai phụ nhằm làm giảm thiểu các tác dụng phụ sau tiêm xuống mức thấp nhất.
Vào ngày 21/7 vừa qua, nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE) và các cơ quan khác của nước này được công bố trên chuyên san New England Journal of Medicine cho thấy việc tiêm hai mũi vắc xin Pfizer có hiệu quả 88% trong việc ngăn ngừa triệu chứng bệnh từ biến chủng Delta.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện hai mũi vắc xin AstraZeneca có hiệu quả 67% đối với biến chủng Delta. Theo đó, sự khác biệt về hiệu quả của hai liều vắc xin trước biến chủng Alpha so với trước biến thể Delta là khá nhỏ. Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia cũng chỉ ra những người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin vẫn có thể nhiễm biến thể Delta nhưng nhiễm bệnh ở mức độ nhẹ hoặc không có triệu chứng.
Đáng lưu ý, mới đây, tập đoàn công nghệ sinh học và dược phẩm Cuba (BioCubaFarma) cho biết các loại vắc xin ngừa COVID-19 do nước này bào chế và sản xuất có khả năng chống lại biến thể Delta của virus SARS-CoV-2. 
Theo báo cáo của nhóm chuyên gia thuộc Bộ Y tế Cuba (Minsap) sau khi phân tích dữ liệu và các chỉ số lâm sàng dịch tễ của quá trình tiêm chủng đại trà từ tháng 5 vừa qua cho thấy: có 21.000 người trong số 2,5 triệu người được tiêm vắc xin đầy đủ bị mắc bệnh trở lại kể từ khi Cuba bắt đầu triển khai tiêm phòng đại trà cho tới thời điểm hiện nay. Trong số đó, số người tử vong sau khi bị mắc bệnh trở lại là 99 người.
Đây được xem là một dấu hiệu đáng khích lệ, thể hiện rằng các loại vắc xin của Cuba đang phát huy tác dụng, bao gồm cả hiệu quả chống lại biến thể Delta, cũng như đặc biệt là ngăn ngừa bệnh biến chuyển nặng.
Nha virus hoc My: “Vi sao Delta la bien the dang so, khung khiep nhat?”-Hinh-4
Nha virus hoc My: “Vi sao Delta la bien the dang so, khung khiep nhat?”-Hinh-4

Mời quý độc giả xem video: Tình hình dịch COVI-19 diễn biến phức tạp trên thế giới. Nguồn: THĐT1. 

Thùy Dung - Tâm Anh

>> xem thêm

Bình luận(0)