Chôn lại xác ướp để trấn yểm “cửa địa ngục"

Google News

Cư dân ở đây tin rằng, việc chôn lại xác ướp Trinh nữ băng giá Siberia sẽ giúp họ trấn yểm được cánh cửa địa ngục, tránh được thiên tai.

Hội đồng trưởng lão vùng Altay - Nga vừa bỏ phiếu quyết định chôn lại xác ướp của một phụ nữ từng sống tại đây vào thế kỷ V trước Công nguyên.

Người dân Altay tin rằng việc đưa xác ướp có hàng loạt tên gọi - như Trinh nữ băng giá Siberia, Công chúa Ukok, Công chúa Altay hay Ochi-Bala (tên địa phương) - ra khỏi mộ vào năm 1993 đã khiến "cô" nổi giận và trả thù bằng hàng loạt thiên tai.

Chon lai xac uop de tran yem “cua dia nguc

Xác ướp Trinh nữ băng giá.

Sau khi được đưa lên khỏi ngôi mộ ngầm nằm tại cao nguyên Ukok gần biên giới Kazakhstan, Trung Quốc và Mông Cổ, xác ướp được chuyển về một cơ sở nghiên cứu ở Novosibirsk để các nhà khoa học tái tạo khuôn mặt, kiểm tra ADN cùng nhiều khảo sát khác.

Đến năm 2012, xác ướp được đưa về lại Altay và trưng bày trong bảo tàng địa phương. Cư dân nơi đây tin xác ướp từng là một công chúa quyền lực, thậm chí ngôi mộ của "cô" dùng để trấn cánh cửa dẫn xuống địa ngục. Việc người gác cửa bị đem đi khiến thiên tai giáng xuống Altay, bao gồm động đất năm 2003 và trận lũ lịch sử cùng năm.

Chon lai xac uop de tran yem “cua dia nguc

Hội đồng khoa học của Viện Khoa học Nga chi nhánh Siberia gói ghém xác ướp đưa về lại vùng Altay vào năm 2012.

Theo Đài RT (Nga), đầu tuần rồi, hội đồng trưởng lão Altay đã bỏ phiếu thông qua việc chôn lại xác ướp sau một chiến dịch vận động kéo dài nhiều năm. Giới khoa học không phản đối vì các công nghệ mới vẫn có thể giúp họ lấy thêm dữ liệu sau này.

Lần kiểm tra sau cùng vào năm 2011 cho thấy xác ướp được bảo quản tốt và không có dấu hiệu hư hại. Dù vậy, kết quả ADN chứng minh xác ướp không phải là tổ tiên của dân Altay ngày nay.

 
Theo Khỏe & Đẹp

>> xem thêm

Bình luận(0)