Bất ngờ tìm thấy hóa thạch triệu năm của loài cú đã tuyệt chủng

Google News

Một bộ xương hóa thạch được bảo quản tốt đến kinh ngạc của một loài cú đã tuyệt chủng sống cách đây hơn 6 triệu năm đã được khai quật ở Trung Quốc.

Hóa thạch được phát hiện ở độ cao gần 7.000 feet (2100 mét), ở lưu vực Lâm Hạ thuộc tỉnh Cam Túc của Trung Quốc, ở rìa Cao Nguyên Tây Tạng.
Theo các nhà khoa học, loài cú này ở cuối Kỷ nguyên Miocen, khoảng 6 triệu năm trước.
Các nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Trung Quốc phân tích chi tiết xương mắt hóa thạch của bộ xương cho thấy, không giống như hầu hết các loài cú hiện nay, loại này hoạt động vào ban ngày chứ không phải ban đêm.
Bat ngo tim thay hoa thach trieu nam cua loai cu da tuyet chung
Bộ xương hóa thạch của loài cú Miosurnia diurna hoạt động ban ngày từ Trung Quốc (bên dưới) với hình ảnh hộp sọ được mở rộng (trên cùng bên trái). Nguồn: Dailymail. 
Hóa thạch bao gồm gần như toàn bộ bộ xương từ đỉnh hộp sọ qua cánh và chân đến xương đuôi, cùng một số bộ phận cơ thể hiếm như là xương bánh chè, các gân cho cơ cánh và cơ chân, và thậm chí cả tàn tích của bữa ăn cuối cùng của động vật này.
Tiến sĩ LI, người đầu tiên nghiên cứu bộ hóa thạch này cho biết: “Việc bảo quản kĩ lưỡng, xương mắt trong hộp sọ hóa thạch này tiết lộ cho chúng ta biết rằng loài cú này ưa thích ban ngày chứ không phải ban đêm”.
Các nhà nghiên cứu đã đặt tên cho loài này là Miosurina diurna, liên quan đến họ hàng gần gũi của nó, đó là loài cú diều hâu phương Bắc ban ngày (Surnia Ulula).
Bat ngo tim thay hoa thach trieu nam cua loai cu da tuyet chung-Hinh-2
Tái hiện loài cú đã tuyệt chủng Miosurnia diurna đậu trên cây với bữa ăn cuối cùng của một loài gặm nhấm nhỏ, nhìn ra những con tê giác và ngựa ba chân đã tuyệt chủng với Cao nguyên Tây Tạng ở phía chân trời. Nguồn: Dailymail. 
Các đặc điểm của hộp sọ và bộ xương, bao gồm một vết sưng lớn trên một phần xương gò má ngay sau mắt, cho thấy Miosurnia là họ hàng của nhóm cú Surniini.
Nghiên cứu của giới khảo cổ cho thấy rằng loài Surniini, bao gồm Miosurnia, cú Hawk phương Bắc và cú lùn là những loài cú không hoạt động về đêm.
Scleral osicles là những xương nhỏ tạo thành một vòng ba quanh đồng tử và mống mắt ở vùng ngoài của mắt. Động vật sống về đêm đòi hỏi tổng thể đôi mắt to hơn và đồng tử lớn hơn để nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu.
Trong hóa thạch Miosurnia diurna, các bộ phận mềm của mắt đã bị phân hủy từ lâu, để lại những ống kính nhỏ hình thang xếp ngẫu nhiên ở hốc mắt của con cú. Do đó, các nhà khảo cổ sinh vật học đã phải đo các xương nhỏ riêng lẻ này và dựng thành một số hình học cơ bản để tái hiện lại kích thước và hình dạng của vòng quanh mắt.
Tiến sĩ Stidam cho biết: “Việc này giống như chơi với các khối Lego, chỉ khác là bằng kỹ thuật số”. Theo đó, ông mô tả cách đặt 16 xương nhỏ giống nhau, chồng lên nhau để tạo thành một vòng bao quanh mống mắt và đồng tử. Ông cho biết thêm, việc đặt chúng lại với nhau một cách chính xác cho phép các nhà khoa học xác định được đường kính tổng thể.
Sau đó, các nhà khoa học của IVPP đã so sánh lớp màng cứng của cú hóa thạch với mắt của 55 loài bò sát và hơn 360 loài chim, trong đó có nhiều loài cú. Nhìn vào kích thước và hình dạng của mắt hóa thạch và độ mở tương đối nhỏ hơn của nó để lấy ánh sáng, từ đó họ xác định rằng nó giống nhất với mắt của những con cú sống trong nhóm Surniini.
Hơn nữa, họ đã nghiên cứu dữ liệu hành vi từ hơn 360 loài để xác định loài nào có khả năng sống về đêm hay hoạt động ban ngày. Kết quả của họ cho thấy tổ tiên của tất cả loài cú sống về đêm, nhưng tổ tiên nhóm Surniini là một ngoại lệ.
Tiến sĩ Stidham cho biết thêm rằng, hóa thạch Miosurnia diurnia là ghi chép đầu tiên về một quá trình tiến hóa kéo dài hàng triệu năm và trải dài trên toàn cầu, theo đó loài cú tiến hóa để 'từ chối màn đêm và tìm kiếm niềm vui dưới ánh nắng mặt trời.
Phát hiện của nhóm nghiên cứu đã được công bố trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (PNAS) vào ngày 28/3 vừa qua.
Nguyễn Uyên (Theo Dailymail)

>> xem thêm

Bình luận(0)