Mới đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy tàn tích của một... nhà máy bia cổ có tuổi đời 5.000 năm tại thành phố cổ Abydos gần sông Nile, Ai Cập.Mặc dù trước đó, bằng chứng về bia cổ đã được tìm thấy ở nhiều nền văn minh với niên đại 5.000-13.000 năm, nhưng đây là một trong những bằng chứng về hoạt động sản xuất bia "chuẩn" công nghiệp sớm nhất từng được tìm thấy.Phát hiện này khiến các nhà khảo cổ choáng ngợp vì vào thời điểm mà phần lớn xã hội loài người hãy còn chập chững trong các làng mạc thời đại đồ đá, người Ai Cập cổ đại đã tổ chức cuộc sống của họ theo cách "vượt thời gian" đến không tưởng.Theo ông Mostafa Waziri, tổng thư ký Hội đồng Cổ vật tối cao Ai Cập, các bằng chứng cho thấy nhà máy bia cổ này hoạt động vào thời pharaoh Narmer, người đã thống nhất Ai Cập vào đầu Thời kỳ Vương triều thứ nhất (năm 3150 đến 2613 trước Công Nguyên).Nhà máy bia bao gồm 8 dây chuyền sản xuất khổng lồ, dài từ 20-35 mét, rộng 2,5 mét, chứa tối đa 80 thùng gốm được sử dụng cho các công đoạn nghiền nguyên liệu, đun hỗn hợp ngũ cốc và nước...Nếu tất cả các cấu trúc vận hành đồng loạt, nhà máy bia này sẽ cho ra tới 50.000 lít bia thành phẩm cho mỗi mẻ nấu. Số bia này được cung ứng cho nhiều thành phố lớn thuộc đế chế."Điều này thể hiện một quy mô sản xuất công nghiệp thực sự, thậm chí theo các tiêu chuẩn hiện đại", nhóm nghiên cứu cho biết thêm.Có thể nói rằng văn hoá Ai Cập là một trong những nền văn hoá cổ nhất và phát triển rực rỡ nhất của thế giới cổ đại. Cho đến nay, những thành tựu văn hoá ấy vẫn làm cho chúng ta thán phục và ngạc nhiên trước sức sáng tạo kì diệu của nhân dân Ai Cập thời cổ đại.Văn minh Ai Cập từ lâu đã có ma lực với giới khảo cổ vì dường như người Ai Cập đã xây dựng được một thế giới riêng với trình độ công nghệ và mức độ tổ chức xã hội vượt thời gian so với phần còn lại của thế giới.Các nhà khảo cổ nghi ngờ rằng người Ai Cập đã "công nghiệp hóa" hoạt động sản xuất ở nhiều lĩnh vực khác nữa, với nhiều di tích gây bất ngờ còn ẩn mình trong sa mạc.Địa lý chính là một trong những điều kiện thuận lợi góp phần hình thành nên nền văn minh sớm nhất thế giới. Sông Nile là một trong những con sông dài nhất thế giới. Hạ lưu sông có hình dáng tam giác, dài 700 km với hai bên lưu vực sông có đất đai phì nhiêu, màu mỡ nhờ lượng phù sa lớn bồi đắp, thuận tiện cho các loại cây trồng phát triển.Nơi đây cũng sở hữu quần thể động vật đa dạng. Nhờ đó, cư dân sống ở hai bờ sông Nile không chỉ an cư lạc nghiệp mà còn phát triển thông thương. Thiên nhiên đã ưu ái ban cho nơi này điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển nền văn minh sớm nhất thế giới.Mời các bạn xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV
Mới đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy tàn tích của một... nhà máy bia cổ có tuổi đời 5.000 năm tại thành phố cổ Abydos gần sông Nile, Ai Cập.
Mặc dù trước đó, bằng chứng về bia cổ đã được tìm thấy ở nhiều nền văn minh với niên đại 5.000-13.000 năm, nhưng đây là một trong những bằng chứng về hoạt động sản xuất bia "chuẩn" công nghiệp sớm nhất từng được tìm thấy.
Phát hiện này khiến các nhà khảo cổ choáng ngợp vì vào thời điểm mà phần lớn xã hội loài người hãy còn chập chững trong các làng mạc thời đại đồ đá, người Ai Cập cổ đại đã tổ chức cuộc sống của họ theo cách "vượt thời gian" đến không tưởng.
Theo ông Mostafa Waziri, tổng thư ký Hội đồng Cổ vật tối cao Ai Cập, các bằng chứng cho thấy nhà máy bia cổ này hoạt động vào thời pharaoh Narmer, người đã thống nhất Ai Cập vào đầu Thời kỳ Vương triều thứ nhất (năm 3150 đến 2613 trước Công Nguyên).
Nhà máy bia bao gồm 8 dây chuyền sản xuất khổng lồ, dài từ 20-35 mét, rộng 2,5 mét, chứa tối đa 80 thùng gốm được sử dụng cho các công đoạn nghiền nguyên liệu, đun hỗn hợp ngũ cốc và nước...
Nếu tất cả các cấu trúc vận hành đồng loạt, nhà máy bia này sẽ cho ra tới 50.000 lít bia thành phẩm cho mỗi mẻ nấu. Số bia này được cung ứng cho nhiều thành phố lớn thuộc đế chế.
"Điều này thể hiện một quy mô sản xuất công nghiệp thực sự, thậm chí theo các tiêu chuẩn hiện đại", nhóm nghiên cứu cho biết thêm.
Có thể nói rằng văn hoá Ai Cập là một trong những nền văn hoá cổ nhất và phát triển rực rỡ nhất của thế giới cổ đại. Cho đến nay, những thành tựu văn hoá ấy vẫn làm cho chúng ta thán phục và ngạc nhiên trước sức sáng tạo kì diệu của nhân dân Ai Cập thời cổ đại.
Văn minh Ai Cập từ lâu đã có ma lực với giới khảo cổ vì dường như người Ai Cập đã xây dựng được một thế giới riêng với trình độ công nghệ và mức độ tổ chức xã hội vượt thời gian so với phần còn lại của thế giới.
Các nhà khảo cổ nghi ngờ rằng người Ai Cập đã "công nghiệp hóa" hoạt động sản xuất ở nhiều lĩnh vực khác nữa, với nhiều di tích gây bất ngờ còn ẩn mình trong sa mạc.
Địa lý chính là một trong những điều kiện thuận lợi góp phần hình thành nên nền văn minh sớm nhất thế giới. Sông Nile là một trong những con sông dài nhất thế giới. Hạ lưu sông có hình dáng tam giác, dài 700 km với hai bên lưu vực sông có đất đai phì nhiêu, màu mỡ nhờ lượng phù sa lớn bồi đắp, thuận tiện cho các loại cây trồng phát triển.
Nơi đây cũng sở hữu quần thể động vật đa dạng. Nhờ đó, cư dân sống ở hai bờ sông Nile không chỉ an cư lạc nghiệp mà còn phát triển thông thương. Thiên nhiên đã ưu ái ban cho nơi này điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển nền văn minh sớm nhất thế giới.