Europa là một trong số 67 vệ tinh của sao Mộc. Mặt Trăng này được đặt theo tên của một vị thần quan trọng trong thần thoại La Mã. Từ lâu, các nhà khoa học NASA đã khẳng định Europa tồn tại nhiều yếu tố hỗ trợ sự sống hơn so với các sa mạc bao phủ khắp bề mặt sao Hỏa.Đặc biệt, nó còn là “nơi dễ có khả năng tìm thấy sự sống ngoài Trái Đất nhất trong Hệ Mặt Trời”. Với các dấu hiệu của oxy, nước, các chất hóa học cần thiết cho sự sống, bằng chứng về hệ thống thủy nhiệt... ở đại dương ngầm dưới vỏ băng của nó.Cản trở cuối cùng có lẽ là lớp vỏ băng của mặt trăng Sao Mộc này: được NASA ước tính lên tới 15 dặm.Nước và oxy sẽ được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời và các hạt tích điện từ Sao Mộc va vào bề mặt Europa, nhưng dường như oxy không thể xuyên qua vỏ băng để cung cấp cho đại dương ngầm, từ đó những dạng sống như sinh vật Trái Đất khó lòng tồn tại.Cho dù các nhà khoa học từng tính đến những dạng sống không cần oxy - vốn có tồn tại trên Trái Đất ở những môi trường cực đoan - nhưng chúng đều là sinh vật bậc thấp.Một thế giới có oxy sẽ đưa đến khả năng sở hữu hệ động thực vật phong phú như Trái Đất. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đẫn dầu bởi tiến sĩ Marc Hesse từ Đại học Texas tại Austin đã xác định được là đại dương ngầm được cung cấp oxy đầy đủ.Chính nước muối được tạo ra trong quá trình hình thành địa hình hỗn loạn của Europa đã đem oxy xuống biển ngầm, theo các vết nứt khá phổ biến trong cảnh quan bề mặt phức tạp của Europa.Nước muối đã chảy qua lớp băng bên dưới và vận chuyển các chất oxy hóa trong các xung nóng chảy được gọi là sóng xốp, lan truyền qua băng trong khoảng thời gian 20.000 năm.Phương pháp này giúp tận 86% lượng oxy trên bề mặt được vận chuyển an toàn đến đại dương ngầm.Oxy đó đủ để hỗ trợ sự sống ở vùng biển ngầm bên dưới, nơi mà hệ thống thủy nhiệt và tương tác thủy triều giữa Europa và Sao Mộc, giữa Europa và các mặt trăng Sao Mộc khác, luôn sưởi ấm.Nhờ đó, đại dương này gần như chắc chắn sống được, và có thể có rất nhiều sinh vật đang tồn tại trên đó bởi các tính toán cho thấy Europa và nhiều mặt trăng Sao Mộc, Sao Thổ khác đã đủ "tuổi" để sinh ra sự sống từ lâu, nếu như nó có các điều kiện hỗ trợ sự sống.Năm 2024, NASA sẽ tung sứ mệnh Europa Clipper để săn tìm sự sống trên mặt trăng băng giá này.Mời các bạn xem video: Phát hiện hành tinh gần chúng ta nhất có thể có sự sống. Nguồn: THĐT
Europa là một trong số 67 vệ tinh của sao Mộc. Mặt Trăng này được đặt theo tên của một vị thần quan trọng trong thần thoại La Mã. Từ lâu, các nhà khoa học NASA đã khẳng định Europa tồn tại nhiều yếu tố hỗ trợ sự sống hơn so với các sa mạc bao phủ khắp bề mặt sao Hỏa.
Đặc biệt, nó còn là “nơi dễ có khả năng tìm thấy sự sống ngoài Trái Đất nhất trong Hệ Mặt Trời”. Với các dấu hiệu của oxy, nước, các chất hóa học cần thiết cho sự sống, bằng chứng về hệ thống thủy nhiệt... ở đại dương ngầm dưới vỏ băng của nó.
Cản trở cuối cùng có lẽ là lớp vỏ băng của mặt trăng Sao Mộc này: được NASA ước tính lên tới 15 dặm.
Nước và oxy sẽ được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời và các hạt tích điện từ Sao Mộc va vào bề mặt Europa, nhưng dường như oxy không thể xuyên qua vỏ băng để cung cấp cho đại dương ngầm, từ đó những dạng sống như sinh vật Trái Đất khó lòng tồn tại.
Cho dù các nhà khoa học từng tính đến những dạng sống không cần oxy - vốn có tồn tại trên Trái Đất ở những môi trường cực đoan - nhưng chúng đều là sinh vật bậc thấp.
Một thế giới có oxy sẽ đưa đến khả năng sở hữu hệ động thực vật phong phú như Trái Đất. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đẫn dầu bởi tiến sĩ Marc Hesse từ Đại học Texas tại Austin đã xác định được là đại dương ngầm được cung cấp oxy đầy đủ.
Chính nước muối được tạo ra trong quá trình hình thành địa hình hỗn loạn của Europa đã đem oxy xuống biển ngầm, theo các vết nứt khá phổ biến trong cảnh quan bề mặt phức tạp của Europa.
Nước muối đã chảy qua lớp băng bên dưới và vận chuyển các chất oxy hóa trong các xung nóng chảy được gọi là sóng xốp, lan truyền qua băng trong khoảng thời gian 20.000 năm.
Phương pháp này giúp tận 86% lượng oxy trên bề mặt được vận chuyển an toàn đến đại dương ngầm.
Oxy đó đủ để hỗ trợ sự sống ở vùng biển ngầm bên dưới, nơi mà hệ thống thủy nhiệt và tương tác thủy triều giữa Europa và Sao Mộc, giữa Europa và các mặt trăng Sao Mộc khác, luôn sưởi ấm.
Nhờ đó, đại dương này gần như chắc chắn sống được, và có thể có rất nhiều sinh vật đang tồn tại trên đó bởi các tính toán cho thấy Europa và nhiều mặt trăng Sao Mộc, Sao Thổ khác đã đủ "tuổi" để sinh ra sự sống từ lâu, nếu như nó có các điều kiện hỗ trợ sự sống.
Năm 2024, NASA sẽ tung sứ mệnh Europa Clipper để săn tìm sự sống trên mặt trăng băng giá này.