Cặp vợ chồng Cath Rampton và Tom đều là bác sĩ thú y khi đang đi dạo tại bờ biển phía tây nam Victoria, Australia bỗng vô tình phát hiện một sinh vật kỳ lạ, kích thước khủng đang nằm dạt trên bãi cát.Họ đều thừa nhận rằng chưa nhìn thấy sinh vật này bao giờ. Theo đó, con vật có chiều dài lẫn chiều rộng xấp xỉ 2m, vẻ ngoài kỳ dị như quái vật ngoài hành tinh.Theo các nhà nghiên cứu, sinh vật mà cặp đôi nhìn thấy là cá mặt trăng (Mola mola), thuộc Bộ Cá Nóc, thường sinh sống ở vùng nước sâu và có nhiệt độ thấp ngoài đại dương.Trong tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Ý, tiếng Hà Lan, tiếng Nga...loài cá này được gọi là cá mặt trăng. Còn trong tiếng Anh, cái tên ocean sunfish của chúng được dịch nghĩa là cá mặt trời.Cá mặt trăng có thân hình to lớn, ngắn, dáng bầu dục và dẹp một bên. Toàn thân được bao phủ bởi một lớp da trơn mỏng nhưng khá thô. Thân trên có màu xám hoặc nâu còn thân dưới có màu nhạt hơn.Phần cuối cá mặt trăng có 2 cái vây lưng và vây hậu môn ngắn, có vị trị gần như đối xứng với nhau. Ngoài ra, cá còn có vây ngực hình tròn nhỏ, vây đuôi dài bao quanh phía sau thân.Cá mặt trăng có mặt, khe mang và miệng nhỏ. Trong miệng có 2 hàm răng nhỏ, mỗi hàm có 2 cái răng, dùng để ăn các loài giáp xác nhỏ và các phiêu sinh vật khác.Tuy có thân hình to lớn nhưng cá mặt trăng lại có kích thước thân ngắn nên lực bơi rất yếu. Chính vì thế mà chúng thường hay buông lỏng, để thân mình trôi nghiêng một bên theo dòng nước.Điểm đặc biệt nhất của cá mặt trăng nằm ở đôi mắt. Vì thường sinh sống ở vùng nước lạnh nên nhiệt độ của môi trường này có thể ảnh hưởng đến các chức năng thần kinh và thị giác của cá.Do đó, đôi mắt cá thường có các mô và cặp cơ hoành nằm ở bên trong làm nhiệm vụ phát ra nhiệt và sưởi ấm mắt, não. Các nhà khoa học nói rằng: mắt cá mặt trăng thực sự tiến hóa khi chứa các mô cơ có nhiệt độ cao hơn 2 độ C so với các mô cơ thông thường (có trường hợp lên đến 6 độ C). Điều này giúp chúng tránh được sự ảnh hưởng từ môi trường có nhiệt độ thấp.Cá mặt trăng được tìm thấy ở các vùng biển nhiệt đới trên khắp thế giới và thường bị nhầm lẫn với cá mập do vây của chúng. Loài cá này được coi là sơn hào hải vị ở một số vùng của châu Á bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.Đây là sinh vật thuộc nhóm dễ bị tổn thương trong tự nhiên nên việc tìm thấy chúng là một điều vô cùng đặc biệt.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Cặp vợ chồng Cath Rampton và Tom đều là bác sĩ thú y khi đang đi dạo tại bờ biển phía tây nam Victoria, Australia bỗng vô tình phát hiện một sinh vật kỳ lạ, kích thước khủng đang nằm dạt trên bãi cát.
Họ đều thừa nhận rằng chưa nhìn thấy sinh vật này bao giờ. Theo đó, con vật có chiều dài lẫn chiều rộng xấp xỉ 2m, vẻ ngoài kỳ dị như quái vật ngoài hành tinh.
Theo các nhà nghiên cứu, sinh vật mà cặp đôi nhìn thấy là cá mặt trăng (Mola mola), thuộc Bộ Cá Nóc, thường sinh sống ở vùng nước sâu và có nhiệt độ thấp ngoài đại dương.
Trong tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Ý, tiếng Hà Lan, tiếng Nga...loài cá này được gọi là cá mặt trăng. Còn trong tiếng Anh, cái tên ocean sunfish của chúng được dịch nghĩa là cá mặt trời.
Cá mặt trăng có thân hình to lớn, ngắn, dáng bầu dục và dẹp một bên. Toàn thân được bao phủ bởi một lớp da trơn mỏng nhưng khá thô. Thân trên có màu xám hoặc nâu còn thân dưới có màu nhạt hơn.
Phần cuối cá mặt trăng có 2 cái vây lưng và vây hậu môn ngắn, có vị trị gần như đối xứng với nhau. Ngoài ra, cá còn có vây ngực hình tròn nhỏ, vây đuôi dài bao quanh phía sau thân.
Cá mặt trăng có mặt, khe mang và miệng nhỏ. Trong miệng có 2 hàm răng nhỏ, mỗi hàm có 2 cái răng, dùng để ăn các loài giáp xác nhỏ và các phiêu sinh vật khác.
Tuy có thân hình to lớn nhưng cá mặt trăng lại có kích thước thân ngắn nên lực bơi rất yếu. Chính vì thế mà chúng thường hay buông lỏng, để thân mình trôi nghiêng một bên theo dòng nước.
Điểm đặc biệt nhất của cá mặt trăng nằm ở đôi mắt. Vì thường sinh sống ở vùng nước lạnh nên nhiệt độ của môi trường này có thể ảnh hưởng đến các chức năng thần kinh và thị giác của cá.
Do đó, đôi mắt cá thường có các mô và cặp cơ hoành nằm ở bên trong làm nhiệm vụ phát ra nhiệt và sưởi ấm mắt, não. Các nhà khoa học nói rằng: mắt cá mặt trăng thực sự tiến hóa khi chứa các mô cơ có nhiệt độ cao hơn 2 độ C so với các mô cơ thông thường (có trường hợp lên đến 6 độ C). Điều này giúp chúng tránh được sự ảnh hưởng từ môi trường có nhiệt độ thấp.
Cá mặt trăng được tìm thấy ở các vùng biển nhiệt đới trên khắp thế giới và thường bị nhầm lẫn với cá mập do vây của chúng. Loài cá này được coi là sơn hào hải vị ở một số vùng của châu Á bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Đây là sinh vật thuộc nhóm dễ bị tổn thương trong tự nhiên nên việc tìm thấy chúng là một điều vô cùng đặc biệt.