Một ngày, Lão lưu lên núi để đốn củi về dùng, tuy nhiên trên đường về lại vô tình phát hiện một khối gỗ khổng lồ. Ông vui mừng định mang về nhưng khi đến gần mới nhận ra khối gỗ đó là một phiến đá.Phiến đá này có vẻ ngoài giống y hệt gỗ nhưng khi sờ vào mới biết là không phải. Lão Lưu quan sát bên ngoài phiến đá thấy nó có lớp vân nhìn y hệt như những thớ gỗ. Vỏ ngoài còn sần sùi như vỏ thân cây. Duy nhất chỉ có bên trong là vô cùng cứng và mịn.Sau khi lão Lưu đem về nhà, hàng xóm xung quanh khi hay tin đều kéo tới xem. Người thì cho rằng đây chỉ đá bình thường có hình thù độc đáo, ý kiến khác thì lại bảo đây là gỗ đá hóa thạch.Gỗ hóa thạch hay còn được gọi là gỗ hóa đá, gỗ đá và được xếp vào dòng bán đá quý. Loại gỗ được chôn vùi trong phần nham thạch hoặc dưới lòng đất qua hàng triệu năm.Trải qua quá trình biến đổi địa chất, các loại cây bị chôn vùi xuống lòng đất và hóa đá, cũng có khi biến thành than đá. Khi gặp điều kiện thuận lợi, nhất là những khu vực đất có chứa silic SiO2 và ngấm vào các thớ gỗ và khiến cho gỗ cứng như đá. Loại đá này có độ cứng tương đương với đá mã não hay đá chalcedony.Gỗ hóa thạch là sự kết hợp giữa gỗ và silica (SiO2 khoáng chất thạch anh), canxit, pyrit, sắt oxit, mangan oxit, đồng… hoặc một chất vô cơ khác như opal...Quá trình thay đổi này diễn ra liên lục và trải qua hàng trăm triệu năm quá trình phát triển địa chất với sự biến động đất đã biến những thân cây gỗ chuyển sang hóa thạch và biến thành đá.Gỗ hóa thạch nhìn có vẻ giống như cây gỗ nhưng khi chạm tay vào sẽ cảm thấy độ mát lạnh. Thông qua kính hiển vi sẽ nhìn thấy trong loại gỗ này có những vòng sinh trưởng của thân gỗ và những cấu trúc tế bào đó cực kỳ tinh vi và có những họa tiết thứ cấp nhìn giống như những đường phân chia trên đá mã não hay đá ngọc bích.Gỗ hóa thạch được hình thành với nhiều màu sắc khác nhau nhưng thường gặp nhất là: xám, xám trắng, cam, đỏ, vàng, đen nâu, phớt đen… Màu sắc trên đá gỗ hóa thạch không cố định một màu. Những màu này có thể hòa cùng nhau và tạo nên một sắc thái đặc biệt.Người ta tìm thấy gỗ hóa thạch ở các khu vực như Nga (Primorie), Mỹ (Arizona), Ukraina và Acmenia, Indonesia, Australia. Ngoài ra loại gỗ hóa thạch còn được tìm thấy ở Việt Nam tại các nơi như Quảng Nam, Dak Lak, Kiên Giang và Lạng Sơn.Gỗ hóa thạch rất cứng, có thể sử dụng làm đồ mỹ nghệ. Với những khúc to, người ta có thể cưa ra làm bàn, ghế vì nó không bị mưa gió hay thời tiết làm cho hư hỏng, mục nát.Loại đá gỗ này được nhiều đại gia săn lùng vì vẻ đẹp độc đáo, nhất là những loại có màu sắc đẹp, niên đại lâu năm. Vì thế có thể nói, khối đá lão Lưu tìm thấy cũng được coi là một báu vật giá trị.
Mời các bạn xem video: Khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp tại các quốc gia ít dân nhất thế giới. Nguồn: VTC.
Một ngày, Lão lưu lên núi để đốn củi về dùng, tuy nhiên trên đường về lại vô tình phát hiện một khối gỗ khổng lồ. Ông vui mừng định mang về nhưng khi đến gần mới nhận ra khối gỗ đó là một phiến đá.
Phiến đá này có vẻ ngoài giống y hệt gỗ nhưng khi sờ vào mới biết là không phải. Lão Lưu quan sát bên ngoài phiến đá thấy nó có lớp vân nhìn y hệt như những thớ gỗ. Vỏ ngoài còn sần sùi như vỏ thân cây. Duy nhất chỉ có bên trong là vô cùng cứng và mịn.
Sau khi lão Lưu đem về nhà, hàng xóm xung quanh khi hay tin đều kéo tới xem. Người thì cho rằng đây chỉ đá bình thường có hình thù độc đáo, ý kiến khác thì lại bảo đây là gỗ đá hóa thạch.
Gỗ hóa thạch hay còn được gọi là gỗ hóa đá, gỗ đá và được xếp vào dòng bán đá quý. Loại gỗ được chôn vùi trong phần nham thạch hoặc dưới lòng đất qua hàng triệu năm.
Trải qua quá trình biến đổi địa chất, các loại cây bị chôn vùi xuống lòng đất và hóa đá, cũng có khi biến thành than đá. Khi gặp điều kiện thuận lợi, nhất là những khu vực đất có chứa silic SiO2 và ngấm vào các thớ gỗ và khiến cho gỗ cứng như đá. Loại đá này có độ cứng tương đương với đá mã não hay đá chalcedony.
Gỗ hóa thạch là sự kết hợp giữa gỗ và silica (SiO2 khoáng chất thạch anh), canxit, pyrit, sắt oxit, mangan oxit, đồng… hoặc một chất vô cơ khác như opal...
Quá trình thay đổi này diễn ra liên lục và trải qua hàng trăm triệu năm quá trình phát triển địa chất với sự biến động đất đã biến những thân cây gỗ chuyển sang hóa thạch và biến thành đá.
Gỗ hóa thạch nhìn có vẻ giống như cây gỗ nhưng khi chạm tay vào sẽ cảm thấy độ mát lạnh. Thông qua kính hiển vi sẽ nhìn thấy trong loại gỗ này có những vòng sinh trưởng của thân gỗ và những cấu trúc tế bào đó cực kỳ tinh vi và có những họa tiết thứ cấp nhìn giống như những đường phân chia trên đá mã não hay đá ngọc bích.
Gỗ hóa thạch được hình thành với nhiều màu sắc khác nhau nhưng thường gặp nhất là: xám, xám trắng, cam, đỏ, vàng, đen nâu, phớt đen… Màu sắc trên đá gỗ hóa thạch không cố định một màu. Những màu này có thể hòa cùng nhau và tạo nên một sắc thái đặc biệt.
Người ta tìm thấy gỗ hóa thạch ở các khu vực như Nga (Primorie), Mỹ (Arizona), Ukraina và Acmenia, Indonesia, Australia. Ngoài ra loại gỗ hóa thạch còn được tìm thấy ở Việt Nam tại các nơi như Quảng Nam, Dak Lak, Kiên Giang và Lạng Sơn.
Gỗ hóa thạch rất cứng, có thể sử dụng làm đồ mỹ nghệ. Với những khúc to, người ta có thể cưa ra làm bàn, ghế vì nó không bị mưa gió hay thời tiết làm cho hư hỏng, mục nát.