Tục ngữ có câu: "Rượu là thuốc độc của gan, phong lưu, háo sắc là con dao sắc cắt gân, cưa xương con người”. Điều này muốn nói rằng, nếu một người quá phong lưu, háo sắc sẽ hại đến tuổi thọ. Nhưng điều kỳ lạ tại sao một ông hoàng phong lưu nổi tiếng như Càn Long lại có thể trường thọ đến thế?
Càn Long - Lệ phi
Người đầu tiên mà Càn Long hết mực yêu thương chính là người vợ tào khang Phú Sát Thị. Tuy tình cảm giữa hai người luôn mặn nồng, thắm thiết keo sơn nhưng Càn Long vẫn lén lút tư thông với em dâu của vợ khiến hoàng hậu ôm mối hận đến lúc chết vẫn không tha thứ cho ông. Đến năm thứ 15 Càn Long, ông sắc phong quý phi Ô Lạt Na Nạp Thị làm hoàng hậu mới. Trong chuyến đi Giang Nam có cả hoàng hậu đi cùng, ông vẫn tiếp tục giở thói phong lưu với các ả kĩ nữ bên sông Tần Hoài khiến tân hoàng hậu ấm ức, tức giận, và tự tay cắt hết tóc trên đầu để phản đối. Không lâu sau, vị hoàng hậu này cũng khóc khô nước mắt và mệnh táng hoàng tuyền.
Đương thời, trong hậu cung của Càn Long còn một sủng phi là Lệnh Phi. Khi tình cảm của Càn Long và Ô Lạt Nạp Thị hoàng hậu còn hòa thuận, Lệnh phi vô tình trở thành kẻ thứ ba. Lệnh phi vốn là một mỹ nhân ở Giang Nam, tên Ngụy Giai Thị, kém Càn Long 16 tuổi. Điều quan trọng nhất, Lệnh phi vốn là người thông minh, lanh lợi, lại rất hiểu đạo nghĩa . Đối với việc phong lưu, đa tình của Càn Long nàng luôn dùng phương châm “mắt nhắm mắt mở” làm ngơ, khiến cho Càn Long tha hồ tự do, thoải mái. Chính vì thế, không lâu sau nàng được phong là Lệnh quý phi.
Lệnh phi – tức Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu Ngụy thị là con gái của Nội quản Ngụy Thanh Thái, tên thật là Ngụy Tiểu Ngọc.
Gia tộc của bà vốn xuất thân từ Hán tộc, cũng là "bao y". Sau khi nhập tộc Mãn Châu, gia tộc Ngụy thị được đổi thành Ngụy Giai thị.
Theo sử sách thì bà rất xinh đẹp, không những cầm kì thi họa, mà còn rất hiểu biết. Bà là một trong những phi tần được Càn Long sủng ái nhất, coi là tri kỉ bên mình.
Ngụy thị sinh vào năm Ung Chính thứ 5 (1727), tới năm 1745 mới vào cung làm Quý nhân. Tháng 11 năm Càn Long thứ 10 được phong làm "Lệnh tần".
Tiếp đó vào năm Càn Long thứ 30, Ngụy thị lại được tấn phong làm "Hoàng Quý phi".
Lệnh phi nương nương giống như một bức tranh thủy mạc, đẹp sâu lắng mà cũng thật yên bình.
Là một phi tần bên cạnh vua, bà rất hiểu vua, hiểu những gì vua nghĩ, hiểu được khoảng lặng nhất bên trong vị vua đầy vẻ oai phong, lẫm liệt kia.
Lệnh hoàng quý phi xuất thân từ Hán tộc Ngụy thị. Năm 1745, lúc đó Ngụy thị 18 tuổi thì nhập cung, được phong làm Ngụy Quý nhân, cùng năm đó được sắc phong làm Ngụy tần.
Năm 1766, hoàng hậu thứ hai của Hoàng đế Càn Long là Kế Hoàng hậu Ô Lạt Nạp Lạt thị qua đời.
Hoàng đế Càn Long không sắc phong cho một phi tần nào làm Hoàng hậu nữa, nhưng Ngụy Giai thị, với vai trò là phi tử có cấp bậc cao nhất, được giao quyền quản lí hậu cung và thực hiện nhiều bổn phận của Hoàng hậu.
Bà thường cùng hoàng đế Càn Long đi tuần du phía nam sông Dương Tử, Thái Sơn và Nhiệt Hà.
Sự sủng ái của Càn Long dành cho Lệnh Phi được thể hiện cao nhất ở điểm lập con trai của bà là Thập ngũ A Ca lên làm vua, chính là vua Gia Khánh sau này.
Bà mất vào ngày 29/1 năm Càn Long thứ 40 (1775), hưởng thọ 49 tuổi, thụy hiệu là Lệnh Ý Hoàng Quý phi.
Hoàng Quý phi Ngụy thị sinh được sáu người con. Hoàng tử Ngung Diễm (Hoàng đế Gia Khánh) là một trong số đó.
Tháng 9 năm Càn Long thứ 60, Ngung Diễm được sắc phong làm Hoàng thái tử. Tháng mười năm đó, Lệnh Ý Hoàng Quý phi Ngụy thị được truy phong là Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu.
Mối tình Càn Long - Hòa Thân?
Càn Long là vị hoàng đế nổi tiếng bậc nhất của triều đình Mãn Thanh. Ít người biết rằng, vị đại đế oai hùng này lại “thích đàn ông”. Người tình đồng tính của Càn Long chính là n thần nổi tiếng không kém gì ông vua: Hòa Thân.
Câu chuyện bắt đầu từ thời Ung Chính hoàng đế. Ung Chính có một người vợ bé dung mạo vô cùng xinh đẹp. Khi đó Càn Long mới 15 tuổi, còn là thái tử, được ở bên cạnh bà phi này. Một lần Càn Long nhìn thấy phi tử này chải đầu, không cầm được lòng mới từ phía sau bịt mắt bà để trêu đùa. Bà phi không biết đó là thái tử nên vùng một cái rồi thuận tay gõ cái lược ra phía sau, đập trúng ngay mặt của Càn Long, khiến thái tử phải buông tay ra.
Ngày hôm sau, Ung Chính thấy trên mặt con trai có vết đỏ mới hỏi vì sao, Càn Long không dám nói. Sau đó bị quở trách rất nghiêm khắc, Càn Long mới nói ra sự thật. Thái hậu nghe xong nghi ngờ rằng người phi tử nọ đình đùa bỡn với thái tử, lập tức ban cái chết cho người phi tử dung mạo kiều diễm kia. Càn Long khóc lớn, lấy một ngón tay nhuộm đỏ bôi vào cổ người phi tử kia nói: “Là do ta hại chết nàng, nếu như linh hồn nàng linh thiêng, hai mươi năm sau chúng ta sẽ gặp lại nhau”.
Dưới triều đại do Càn Long trị vì, Hòa Thân xuất thân từ một trường đào tạo quan chức của Mãn Thanh, được vào cung giữ chức Loan nghi vệ, công việc cụ thể là khiêng kiệu. Có một ngày, Càn Long muốn ra ngoài, trong lúc vội vã tìm không thấy cái lọng vàng, mới hỏi: “Đây là lỗi của ai”. Lúc đó Hòa Thân vội vã nói: “Người giữ điển lễ không thể tránh khỏi trách nhiệm”. Càn Long quay lại nhìn thì thấy g][ng mặt Hòa Thân rất quen như là mình đã gặp qua ở đâu rồi.
Sau khi về cung, nhớ lại những sự việc khi còn nhỏ, bất giác vua cảm thấy Hòa Thân và vị phi tử vì mình mà chết năm xưa dung mạo rất giống nhau, vì thế mới bí mật gọi Hòa Thân vào cung, xem kỹ cổ của anh ta thì phát hiện ra một vết ngón tay màu đỏ. Càn Long cho rằng trước mắt mình là người phi tử thuở trước đầu thai. Từ đó sự sủng hạnh của Càn Long đối với Hòa Thân ngày càng gia tăng.
Được sự sủng ái của hoàng đế, hoạn lộ của Hòa Thân lên như diều gặp gió. Từ một người khiêng kiệu, ông ta được thăng lên đến chức tể tướng. Lại thêm bản tính gian ngoan, giỏi vơ vét, Hòa Thân trở thành người giàu có nhất dưới triều Càn Long.
Trước khi Càn Long nhường ngôi cho con là Gia Khánh, có nói với Hòa Thân rằng: “Ta và khanh không hề bình thường, người đời sau sẽ không tha cho khanh”. Quả nhiên Gia Khánh lên ngôi không lâu đã ra lệnh giết Hòa Thân. Người tình nổi tiếng của Càn Long cuối cùng đã phải nhận một kết cục thê thảm.