Trong lịch sử phát triển hàng nghìn năm của Trung Quốc, có đến hàng trăm vị Hoàng đế, có những vị Hoàng đế trị quốc đúng đắn, đất nước dưới sự trị vì của họ thì ngày càng phồn vinh, hùng cường nhưng lại có những vị Hoàng đế dốt nát vô năng, đất nước dưới tay những Hoàng đế này thì dần rơi vào con đường diệt vong.
Trong số những Hoàng đế ấy, cũng có nhiều vị Hoàng đế có khí chất bá vương rất mãnh liệt, hãy cùng tìm hiểu xem 4 vị Hoàng đế có khí chất bá vương nổi bật bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc là những ai.
|
Tranh vẽ minh họa. |
Xếp thứ tư: Minh Thành Tổ Chu Đệ
Minh Thành Tổ Chu Đệ là vị vua thứ ba thời nhà Minh, tại vị từ năm 1402 đến năm 1424, niên hiệu là Vĩnh Lạc, người đời sau cũng bởi thế nên gọi ông là Vĩnh Lạc Đại Đế hay Vĩnh Lạc Hoàng đế…
Chu Đệ sinh ra vào những năm chiến loạn cuối thời nhà Nguyên. Khi ấy quần hùng khắp nơi nổi dậy, chinh phạt lẫn nhau.
Khi Chu Đệ ra đời, Chu Nguyên Chương cùng Trần Hữu Lượng đang đánh nhau cam go, nên không có thời gian để đặt tên cho con trai, phải đến tận khi Chu Nguyên Chương đăng cơ thì ông mới được ban tên cho.
Minh Thành Tổ Chu Đệ văn võ song toàn, quốc gia chư hầu bên ngoài có đến hơn 30 nước, thế lực quốc gia khi ấy rất hùng mạnh.
Xếp thứ ba: Hán Vũ Đế Lưu Triệt
Hán Vũ Đế Lưu Triệt lên ngôi khi mới gần 16 tuổi, mở ra thời đại rực rỡ chói mắt của chính ông. Câu nói "Phạm vào Đại Hán của ta, dù xa cũng giết" không chỉ giải thích hoàn hảo cho cách thống trị của Hán Vũ Đế thời bấy giờ mà đến cả ngày nay câu nói đó vẫn là lời hay khiến mọi người nhiệt huyết dâng trào.
Những cống hiến của Hán Vũ Đế trong chính trị, quân sự và văn hóa giống như cột mốc đánh dấu chặng đường phát triển của nhà Hán.
Xếp thứ hai: Tần vương Tần Thủy Hoàng
Tần Thủy Hoàng Doanh Chính đã mở ra vương triều vĩ đại theo chế độ trung ương tập quyền đầu tiên của Trung Quốc, là một trong những vị Hoàng đế có ảnh hưởng sâu sắc nhất trong lịch sử.
Doanh Chính đã thi hành những chính sách như thống nhất chiều dài bánh xe, mở đường xá, thống nhất hệ thống chữ viết và hệ thống đo lường, cử Mạch Hoạch tu sửa trường thành ngăn chặn quân Hung Nô, khiến người Hồ không dám tiến quân xuống phía Nam.
Về sau Tần Thủy Hoàng còn mở rộng các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, thiết lập lãnh thổ cơ bản cho các vương triều Trung Nguyên.
Xếp thứ nhất: Tống Vũ Đế Lưu Dụ
Tống Vũ Đế Lưu Dụ là nhà chính trị và quân sự hoạt động vào cuối thời Đông Tấn và đồng thời cũng là vị hoàng đế khai quốc của nhà Lưu Tống trong lịch sử Trung Quốc.
Lưu Dụ thuở bé xuất thân nghèo hèn, đốn củi, đánh cá, làm ruộng, bán giày… việc gì ông cũng từng làm.
Thời niên thiếu, Lưu Dụ phóng túng, tự do, thích đánh bạc uống rượu. Sau này khi đã tìm được con đường của bản thân, ông tòng quân đánh trận.
Nhờ sự dũng cảm gan dạ, đánh đâu thắng đó, dùng binh như thần của bản thân nên Lưu Dụ thăng tiến rất nhanh, cuối cùng còn nắm đại quyền trong tay, dọn sạch trở ngại để xưng đế. Khi Lưu Dụ xưng đế đã giết liền 6 vị Hoàng đế, trong lịch sử cũng hiếm gặp người như ông.