Cách thành phố Huế khoảng 40 km về phía Nam, núi Bạch Mã nằm nép mình bên dãy Trường Sơn trông như một con ngựa bạch duỗi chân hướng ra biển mênh mông.
Với cảnh đẹp hùng vĩ, hoang sơ, đến Bạch Mã du khách như được hòa mình với thiên nhiên. Những cánh rừng keo lá tràm trông thật thơ mộng phía xa xa.Những sườn núi rực rỡ sắc màu khi vào mùa cây Chò thay lá.Trong nắng sớm Bạch Mã đẹp, thơ mộng với mây gió ngút ngàn, với hoa thơm bướm lượn bên những khe suối cạn ven đường, với hoa đỗ quyên dịu dàng một dải bên bờ thác hùng vĩ cao 300m, với những áng mây bay như thể chạm vào rồi bất giác vụt qua…Tấm bia đá dựng năm 1932 đánh dấu hành trình xây dựng khu nghỉ dưỡng của người Pháp ở Bạch Mã.Những căn biệt thự ở Bạch Mã mang kiến trúc châu Âu cũng là một điểm nhấn cho mỗi điểm dừng chân của du khách. Bạch Mã từng được ghi nhận có 139 biệt thự được xây dựng từ thời Pháp thuộc với những tên gọi diễm lệ như: Morin 1, Morin 2, Cẩm Tú, Phong Lan… Biệt thự cổ rêu phong thật kỳ bí, cuốn hút.Bạch Mã còn là nơi quy tụ nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm của miền nhiệt đới trong cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, đầy ắp những con suối. Trong ảnh là lối dẫn vào "Con đường mòn Đá hát."Con suối mùa khô nhưng phủ đầy rêu phongĐi sâu vào rừng chỉ thấy le lói ánh Mặt Trời qua kẽ lá.Bạch Mã sở hữu nhiều ngọn thác đẹp với những tên gọi mỹ miều như Đỗ Quyên, Hoàng Yến, Trĩ Sao, thác Bạc, Ngũ Hồ… Thác Đỗ Quyên (ảnh) là ngọn thác đẹp nhất, cao nhất với bạt ngàn hoa Đỗ Quyên bên dòng thác trắng. Với độ cao chừng 300m, quanh năm thác tung bọt nước trắng xóa cuồn cuộn chảy trong lòng núi rừng Bạch Mã. Trúc Lan - Loài hoa lan đặc hữu ở vùng rừng núi này. Bạch Mã được bao phủ bởi hai kiểu rừng: rừng kín thường xanh mùa nhiệt đới và Á nhiệt đới. Điều này giúp Bạch Mã trở thành nơi đa dạng về hệ thực vật. Nơi đây có trên 1.700 loài động vật, 2400 loài thực vật: trong đó 69 loài được đưa vào sách Đỏ như: voọc chà vá chân nâu, sói lửa, cầy mực, báo hoa mai, sao la, gà lôi lam mào trắng; 15 loài đặc hữu của Việt Nam, chủ yếu tập trung vào lớp chim... Trong ảnh: Chim Hồng Tước ở Bạch Mã.Lối dẫn lên Vọng Hải Đài ở độ cao 1.430m, nơi đỉnh Bạch Mã hùng vĩ. Để lên được đến đỉnh này, bạn sẽ phải chinh phục lối mòn xuyên rừng.Chiếc chuông trên đỉnh Bạch Mã.Từ đỉnh Bạch Mã nhìn về vùng đầm phá Phú Lộc. Cảnh rừng, cảnh biển, cảnh đầm phá, cả những con đường ngoằn ngoèo như dải lụa trắng cuốn nhẹ trong gió thấp thoáng giữa màu xanh trập trùng… Tất cả như một bức tranh hoàn hảo mà du khách có thể thưởng thức trọn vẹn.Tại Vọng Hải Đài, bạn có thể ngắm bốn phía của Bạch Mã. Núi non trùng điệp, thành phố Huế ẩn hiện trong làn mây, đầm Cầu Hai, biển Cảnh Dương, vịnh Lăng Cô, hồ Truồi… Trong ảnh: Hồ Truồi trông thật kỳ bí khi chiều buông.Từ đỉnh Bạch Mã, du khách như lạc vào cõi hư ảo khi ngắm cảnh hoàng hôn.
Cách thành phố Huế khoảng 40 km về phía Nam, núi Bạch Mã nằm nép mình bên dãy Trường Sơn trông như một con ngựa bạch duỗi chân hướng ra biển mênh mông.
Với cảnh đẹp hùng vĩ, hoang sơ, đến Bạch Mã du khách như được hòa mình với thiên nhiên.
Những cánh rừng keo lá tràm trông thật thơ mộng phía xa xa.
Những sườn núi rực rỡ sắc màu khi vào mùa cây Chò thay lá.
Trong nắng sớm Bạch Mã đẹp, thơ mộng với mây gió ngút ngàn, với hoa thơm bướm lượn bên những khe suối cạn ven đường, với hoa đỗ quyên dịu dàng một dải bên bờ thác hùng vĩ cao 300m, với những áng mây bay như thể chạm vào rồi bất giác vụt qua…
Tấm bia đá dựng năm 1932 đánh dấu hành trình xây dựng khu nghỉ dưỡng của người Pháp ở Bạch Mã.
Những căn biệt thự ở Bạch Mã mang kiến trúc châu Âu cũng là một điểm nhấn cho mỗi điểm dừng chân của du khách. Bạch Mã từng được ghi nhận có 139 biệt thự được xây dựng từ thời Pháp thuộc với những tên gọi diễm lệ như: Morin 1, Morin 2, Cẩm Tú, Phong Lan…
Biệt thự cổ rêu phong thật kỳ bí, cuốn hút.
Bạch Mã còn là nơi quy tụ nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm của miền nhiệt đới trong cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, đầy ắp những con suối. Trong ảnh là lối dẫn vào "Con đường mòn Đá hát."
Con suối mùa khô nhưng phủ đầy rêu phong
Đi sâu vào rừng chỉ thấy le lói ánh Mặt Trời qua kẽ lá.
Bạch Mã sở hữu nhiều ngọn thác đẹp với những tên gọi mỹ miều như Đỗ Quyên, Hoàng Yến, Trĩ Sao, thác Bạc, Ngũ Hồ… Thác Đỗ Quyên (ảnh) là ngọn thác đẹp nhất, cao nhất với bạt ngàn hoa Đỗ Quyên bên dòng thác trắng. Với độ cao chừng 300m, quanh năm thác tung bọt nước trắng xóa cuồn cuộn chảy trong lòng núi rừng Bạch Mã.
Trúc Lan - Loài hoa lan đặc hữu ở vùng rừng núi này. Bạch Mã được bao phủ bởi hai kiểu rừng: rừng kín thường xanh mùa nhiệt đới và Á nhiệt đới.
Điều này giúp Bạch Mã trở thành nơi đa dạng về hệ thực vật. Nơi đây có trên 1.700 loài động vật, 2400 loài thực vật: trong đó 69 loài được đưa vào sách Đỏ như: voọc chà vá chân nâu, sói lửa, cầy mực, báo hoa mai, sao la, gà lôi lam mào trắng; 15 loài đặc hữu của Việt Nam, chủ yếu tập trung vào lớp chim... Trong ảnh: Chim Hồng Tước ở Bạch Mã.
Lối dẫn lên Vọng Hải Đài ở độ cao 1.430m, nơi đỉnh Bạch Mã hùng vĩ. Để lên được đến đỉnh này, bạn sẽ phải chinh phục lối mòn xuyên rừng.
Chiếc chuông trên đỉnh Bạch Mã.
Từ đỉnh Bạch Mã nhìn về vùng đầm phá Phú Lộc. Cảnh rừng, cảnh biển, cảnh đầm phá, cả những con đường ngoằn ngoèo như dải lụa trắng cuốn nhẹ trong gió thấp thoáng giữa màu xanh trập trùng… Tất cả như một bức tranh hoàn hảo mà du khách có thể thưởng thức trọn vẹn.
Tại Vọng Hải Đài, bạn có thể ngắm bốn phía của Bạch Mã. Núi non trùng điệp, thành phố Huế ẩn hiện trong làn mây, đầm Cầu Hai, biển Cảnh Dương, vịnh Lăng Cô, hồ Truồi… Trong ảnh: Hồ Truồi trông thật kỳ bí khi chiều buông.
Từ đỉnh Bạch Mã, du khách như lạc vào cõi hư ảo khi ngắm cảnh hoàng hôn.