Bộ phim về đề tài thảm họa đầu tiên ra mắt màn ảnh là Fire. Đây là tác phẩm phát hành năm 1901 thuộc thể loại phim câm, mô tả cảnh tượng khủng khiếp của một căn nhà bị cháy. Từ đây nhiều ý tưởng về phim thảm họa ra đời. Đặc biệt những bộ phim nói về nghị lực của con người giữa bão lửa của các vụ hỏa hoạn nhận được nhiều chú ý.
In Old Chicago (1937)
|
Poster phim In Old Chicago. |
Từ thời điểm những năm 30, 40, một bộ phim như In Old Chicago ra đời là bước tiến lớn của điện ảnh thế giới. Được đề cử cho giải Oscar cho phim hay nhất, đây là một trong những bộ phim đắt nhất từng được thực hiện tại thời điểm phát hành. Phim do Henry King làm đạo diễn.
Phim xoay quanh vụ hỏa hoạn xảy ra ở thành phố Chicago năm 1871 khiến 300 người thiệt mạng và hơn 100.000 người trở thành vô gia cư. Gia đình O’Leary đáng thương bị buộc tội châm ngòi cho đám cháy kinh hoàng này. Đây là câu chuyện phần lớn hư cấu, từ vụ hỏa hoạn cho đến tên các nhân vật.
Bộ phim được đề cử giải Oscar cho Phim hay nhất. Alice Brady đoạt giải Oscar cho Nữ diễn viên xuất sắc nhất trong vai phụ. Cô là người đầu tiên giành được giải Oscar sau khi được đề cử.
Hiệu ứng đặc biệt về hình ảnh giúp bộ phim tạo nên nét chân thực khi tái hiện lại cảnh đám cháy khổng lồ.Với sự đầu tư lớn, các nhà làm phim giúp In Old Chicago trở thành điều đáng sợ nếu xảy ra ngoài thực tế.
The Towering Inferno (Tòa tháp địa ngục - 1974)
Phim kể về vụ hỏa hoạn nhấn chìm tòa nhà chọc trời tại thành phố San Francisco. Ở đó có những con người anh hùng giải cứu những nạn nhân trong vụ cháy. Nhân vật do hai ngôi sao Steve McQueen và Paul Newman đảm nhận mang lại điều xúc động cho bộ phim khi tái hiện quang cảnh vật lộn trong đám cháy khi còn rất nhiều người vẫn còn ở bên trong tòa nhà.
|
Bộ phim gặt hái nhiều giải thưởng nhờ câu chuyện xúc động. |
Phim được đề cử 8 giải Oscar, trong đó bao gồm cả đề cử Phim hay nhất. Phim giành được 3 giải Oscar ở các hạng mục quay phim xuất sắc, biên tập xuất sắc và ca khúc trong phim hay nhất. Cha đẻ làm nên thành công của bộ phim là đạo diễn Irwin Allen.
World Trade Center (Thảm họa tháp đôi - 2006)
Phim được sản xuất dựa trên câu chuyện có thật trong vụ máy bay đâm tòa tháp đôi tại New York vào ngày 11.9.2001. Hai người lính cứu nạn bị mắc kẹt giữa đống đổ nát.Họ là anh hùng sẵn sàng quên cả tính mạng để lao vào biển lửa cứu các nạn nhân. Nhưng chính họ, John McLoughlin (Nicolas Cage thủ vai) và William J. Jimeno dù biết bản thân có thể bị chết khi tiến vào đám cháy nhưng họ vẫn giữ niềm tin và sự cẩn trọng cùng trí óc sáng suốt để đối diện với cái chết nhưng không sợ.
Nhiều cảnh phim được dựng mô hình khá chặt chẽ. Các nhà làm phim dựng khu vực Ground Zero rộng 0,4 ha, thay vì 6,4 ha như thực tế. Một số cảnh khác trong phim được tạo ra nhờ kỹ thuật vi tính như cảnh tòa tháp đôi lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời trước khi bị tấn công, cảnh khói đen dày đặc, trận mưa giấy và bụi khi bị máy bay đâm và cảnh bên trong tòa tháp…
Karamay (2010)
Nền điện ảnh Trung Quốc cũng khắc họa một vụ hỏa hoạn kinh hoàng lên thành câu chuyện trên màn ảnh. Đó là chuyện có thật nhưng bị truyền thông giấu kín. Đa phần nạn nhân của vụ cháy đều là những học sinh từ độ tuổi 6 đến 14.
Bộ phim được ghi lại thực tế đau đớn khi hơn 300 người thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn đều xuất phát từ sai lầm của người lãnh đạo. Đưa sự thật ra ánh sáng màn ảnh, Karamay nhận được nhiều lời khen.
The Tower (2012)
Điện ảnh Hàn Quốc cũng lập được doanh thu lớn từ bộ phim làm về đề tài hỏa hoạn. The Tower mang đến nhiều cảm xúc cho người xem khi hàng nghìn người đang có mặt tại tòa tháp đôi cao 108 tầng tại trung tâm Seoul trở thành nạn nhân của một vụ cháy. Tòa tháp lửa khổng lồ và những nỗ lực của con người thoát khỏi cái chết đã giúp The Tower trở nên kịch tính hơn hết.
Phim được đầu tư gần 10 triệu USD. Các cảnh quay cháy nổ được tạo nhờ vi tính với 1.700 cảnh trong tổng thể 3.000 cảnh của phim. Đồ họa 3D mang lại nhiều tính chân thực hơn. Các diễn viên Son Ye Jin, Sol Kyung Gu, Kim Sang Kyung, Kim In Kwon… giúp người xem cảm nhận được cả tình yêu thương, sự dũng cảm và tình gia đình trong The Tower.