Phát xít từng đặt chân lên Mặt trăng?

Google News

(Kiến Thức) - Theo Discovery, phát xít Đức từng tuyên bố làm ra tàu vũ trụ cao 48,7m và đưa phi hành gia lên Mặt trăng vào năm 1976.

Vào năm 1976, con tàu vũ trụ của Mỹ đã đưa nhà du hành Neil Armstrong đặt chân lên Mặt trăng và cắm quốc kỳ của nước này lên trên đó. Cũng trong năm đó, phát xít Đức tuyên bố đã đặt chân lên Mặt trăng. Trước đây, một số vùng đất của Mỹ ở các bang phía Đông của dãy Rockies nhập lãnh thổ cùng với một số tỉnh của Canada để hình thành Liên đoàn Bắc Mỹ. Đức quốc xã và Đế quốc Nhật Bản lần lượt chiếm quyền sở hữu những vùng đất còn lại trên Trái đất. Bản đồ thế giới được chia thành nhiều khu vực giống như một trò chơi trên bảng với nhiều nguy cơ rủi ro và gây ra tình trạng hỗn loạn.
 Phát xít Đức từng tuyên bố đã đặt chân lên Mặt trăng.
Trong thời kỳ đó, người ta mô tả vũ trụ là khu vực "Twilight Zone" và dựng nên những kịch bản phân chia lãnh thổ tại đó trong trường hợp Đức quốc xã giành chiến thắng trong chiến tranh thế giới II. Nhiều kịch bản lịch sử đau thương được vẽ ra nhưng đều chỉ ra rằng, cuộc chiến sẽ kết thúc trong thảm cảnh đẫm máu nhất. Một số kịch bản nhận định khả năng phát xít Đức giành chiến thắng trong cuộc chiến là hoàn toàn có thể xảy ra.
Khi đó, người ta vẽ lên kịch bản: Tổng thống Franklin Roosevelt không tranh cử nhiệm kỳ thứ ba vào năm 1940. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Robert Taft giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Do ông Taft là nhân vật chính trị đi theo chủ nghĩa biệt lập nên phát xít Nhật sẽ không đưa ra quyết định thiếu thận trọng đó là tấn công phủ đầu các hạm đội Mỹ tại Trân Châu Cảng.
Mỹ cuối cùng cũng buộc phải tham chiến sau khi Vương quốc Anh bị quân phát xít đánh bại. Nhưng điều đó đã quá muộn, không thể cứu vãn kết cục của cuộc chiến. Đức quốc xã đã có thời gian huy động máy bay ném bom và nhiều loại siêu vũ khí khác oanh tạc kẻ thù.
Nhà khoa học không gian vũ trụ Wernher von Braun phụ trách việc phát triển các tên lửa V-2 cho Đức quốc xã.
Mặc dù người ta phỏng đoán thế giới sẽ biến chuyển theo chiều hướng khác nếu như phát xít Đức giành chiến thắng. Tuy nhiên, chặng đường tiếp theo mà người Đức phải đi cũng không hề rõ ràng. Vào những năm 1940 và đầu thập niên 50, nhà khoa học không gian vũ trụ Wernher von Braun chính là người phụ trách phát triển các tên lửa V-2 cho Đức quốc xã. Ông là người đầu tiên phát triển nhiên liệu lỏng cho tên lửa giống như vũ khí quân sự. Thứ vũ khí đó được phát triển để đưa các con tàu bay vào vũ trụ.
Nhà khoa học von Braun và các thành viên trong đội nghiên cứu tên lửa của ông đã đầu hàng quân Đồng Minh vào cuối chiến tranh thế giới II. Sau đó, ông tiếp tục nghiên cứu, phát triển tên lửa Saturn V cho sứ mệnh lên Mặt trăng của tàu Apollo.
Nếu như phát xít Đức giành chiến thắng trong cuộc chiến khốc liệt đó thì nhà khoa học von Braun đã có thể thuyết phục được chính quyền tăng thêm nguồn lực để hoàn thành ước mơ chinh phục không gian từ thở bé của ông. Ít nhất, ông cũng có thể đưa đội quân của phát xít Đức đặt chân lên vũ trụ.
Trong thời gian đó, các kỹ sư của phát xít Đức nhận ra lợi thế của việc đưa vũ khí vào không gian. Họ quan niệm rằng, một tấm gương khổng lồ nằm ở trong không gian gắn liền với trạm không gian có thể tập trung ánh sáng mặt trời để thiêu đốt mục tiêu dễ dàng giống như khi giết con kiến dưới kính lúp. Thêm vào đó, người ta sẽ giám sát các nước ở Trái đất từ trên vũ trụ và sẽ mang lại hiệu quả lớn.
Do nền chính trị ổn định, phát xít Đức đã thực hiện một kế hoạch dài hơi để đưa những con tàu có người lái thám hiểm các hành tinh khác. Điều này được thể hiện thông qua kế hoạch "1.000 năm Đế quốc".
Do đó, Mỹ và Liên Xô sẽ không thể tham gia cuộc đua không gian bởi vì phát xít Đức sẽ loại bỏ bất cứ siêu cường đối lập nào đang trỗi dậy. Do đó, người Đức có thể tận dụng thời gian và những phương pháp để xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải trên vũ trụ mạnh mẽ và được hỗ trợ đầy đủ.
Giai đoạn đầu tiên sẽ phát triển xe nâng hàng nặng (kế hoạch mà NASA đang xem xét lại sau khi Tổng thống Richard Nixon “giết chết” chương trình Saturn V vào 40 năm trước). Siêu tên lửa này có thể là kết quả phụ trong số các mục tiêu quân sự của Đức quốc xã về việc chuyển quân nhanh chóng. Mục tiêu chính của họ là có thể chuyển quân tới bất cứ nơi đâu trên thế giới thông qua mạng lưới giao thông trên vũ trụ. Thông qua một vài chuyến bay của các siêu tên lửa đẩy có thể xây dựng được trạm không gian với phương tiện di chuyển khổng lồ, tốc độ siêu nhanh. Theo thiết kế tưởng tượng của nhà khoa học von Braun, con tàu vũ trụ có đường kính 45,7m sẽ chở được phi hành đoàn gồm 80 người.
Von Braun cho rằng, các nhà ga giống như những khu vực tập trung xây dựng tàu vũ trụ rất lớn có thể di chuyển từ hành tinh này sang hành tinh khác. Nó không bị hạn chế bởi thiết kế khí động học cần thiết để có thể cất cánh từ Trái đất. Đức có thể sẽ sử dụng năng lượng hạt nhân để tạo ra nguồn năng lượng không gian cực khỏe và hệ thống động cơ.
Trong tài liệu của nhà khoa học von Braun có vẽ ra viễn cảnh 50 phi hành gia sẽ đặt chân lên Mặt trăng và thực hiện sứ mệnh trong 6 tuần. Họ sẽ sống bên trong một quả cầu gồm 5 tầng và bên trên chứa một số lượng lớn thùng nhiên liệu. Điều này rất lớn so với tiêu chuẩn tàu Apollo.
Một tàu chở hàng lớn được điều khiển từ xa sẽ đi cùng một phương tiện có người lái sẽ hạ cánh tại địa điểm gần cực Bắc của Mặt trăng. Nó sẽ mang những nguyên vật liệu cần thiết với sức chứa rộng 250 dặm. Thông qua đó, nó đủ sức xây dựng một căn cứ khoa học theo phong cách Nam Cực.
Von Braun đã vẽ lên ước vọng lớn lao giống như ý tưởng về hạm đội gồm 11 tàu có thể chở 500 nam giới đến “Thế giới mới” vào thế kỷ XVI của Heman Cortez. Von Braun cũng đã vẽ lên kịch bản 11 tàu không gian có người lái chở hình 70 phi hành gia sẽ đặt chân lên sao Hỏa. Để làm được điều đó, người ta sẽ cần khoảng 300 tên lửa Saturn V để mang tất cả tàu và phi hành gia bay vào quỹ đạo trái đất. Thêm vào đó, đội cung cấp những vật tư dự phòng sẽ bay vào không gian để hỗ trợ nhiệm vụ đặc biệt trên trong khoảng thời gian 3 năm.
Nếu lịch sử phát triển như vậy thì con người có thể sẽ đặt chân lên sao Hỏa trước năm 2001 và bắt đầu hành trình khám phá liên hành tinh trước năm 2100.
Nhật Anh (theo Discovery)

Bình luận(0)