Mặc dù hình thức treo cổ tử tù được sử dụng từ thời cổ đại nhưng cho đến nay vẫn được duy trì tại một số quốc gia. Singapore là quốc gia thứ hai trên thế giới có tỉ lệ tử hình trên đầu người cao nhất thế giới trong khoảng thời gian từ năm 1994 - 1999. Những phạm nhân bị tuyên án tử hình sẽ bị thi hành án theo hình thức treo cổ tại nhà tù Changi vào rạng sáng ngày thứ sáu.
Đối tượng bị phán án tử bao gồm: phát động chiến tranh, cố gắng phát động chiến tranh hoặc tiếp tay cho các cuộc chiến chống chính phủ, phản quốc, khủng bố, giết người, buôn bán ma túy…
Malaysia là một trong số các nước sử dụng phương pháp treo cổ tử tù. Không chỉ phạm nhân mang quốc tịch nước này mà ngay cả người nước ngoài phạm trọng tội tại đây cũng phải chịu hình thức tử hình này.
Tử hình bằng ghế điện là hình thức thi hành án mà Mỹ và nhiều quốc gia khác sử dụng. Theo ý kiến của các nhà làm luật, đây là một hình thức tử hình diễn ra trong thời gian ngắn và có thể xem như có nhân tính nhất được sử dụng trong những năm đầu thế kỷ XX. Vụ tử hình đầu tiên bằng hình thức ghế điện được tiến hành tại nhà tù Auburn, New York (Mỹ) vào ngày 6/8/1890. Tù nhân đầu tiên bị xử tử theo hình thức này là sát nhân William Kemmler.
Tử tù sẽ bị trói chặt vào ghế điện. Chiếc ghế này được thiết kế có một dòng điện cực lớn sẽ chạy qua người tù nhân khi bật công tắc. Người ta sử dụng dòng điện mạnh có cường độ hàng nghìn vôn chạy qua cơ thể tử tù khiến cho các mạch máu dưới da của phạm nhân bị vỡ ra và chảy ra ngoài. Tử tù sẽ chết trong khoảng 8 phút. Một số quốc gia khác tử hình theo phương pháp ghế điện còn đặt một miếng bọt biển thấm nước muối lên đầu tử tù để tăng khả năng dẫn điện và dòng điện có thể chạy dọc vào thân của tử tù nhanh hơn. Điều này khiến phạm nhân chết trong thời gian rất ngắn, giảm bớt hành trình đau đớn cuối đời. Xử bắn là hình thức tử hình phổ biến ở Mỹ, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Xử bắn tử tù có nhiều kiểu khác nhau. Cách xử bắn cổ điển là tiểu đội gồm 10 người sẽ bắt thăm, mỗi người được phát một khẩu súng trường, trong đó có một cây súng lắp đạn giả. Khi có hiệu lệnh thì bắn. Sau đó, sĩ quan chỉ huy sẽ kiểm tra và cho thêm phát súng cuối cùng gọi là phát ân huệ. Tại Indonesia, 12 người sẽ tham gia hành quyết tử tù.
Hình thức khác là một chọi một. Theo đó, tử tù sẽ bị trói quỳ dưới đất. Người thi hành án đứng đằng sau và dùng súng AK hay súng ngắn bắn vào đầu tử tù. Ngoài ra còn có hình thức xử bắn bằng đại liên. Người hành hình sẽ trói tù nhân trước mũi súng. Cò súng được buộc vào một sợi dây và khi có hiệu lệnh thì người xử quyết ngồi trong nhà giật dây đến khi hết đạn mới ngừng. Xử tử bằng phòng hơi ngạt là hình thức kết liễu cuộc đời phạm nhân khá phổ biến ở Mỹ. Mức độ đau đớn và thời gian chết diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc phần lớn vào bản thân tử tù.
Cụ thể, nếu tử tù tự nguyện hít hơi độc thì sẽ mất mạng sau 10-15 giây. Ngược lại, nếu tù nhân nín thở thì thời gian hấp hối sẽ lâu hơn và cảm giác đau đớn sẽ diễn ra trong vài phút. Hình thức này được sử dụng lần đầu tiên tại một nhà tù ở bang Nevada, Mỹ vào năm 1924. Hơn 30 nước trên thế giới áp dụng hình thức tiêm thuốc độc để thi hành án tử hình.
Đa phần các nước đều sử dụng 3 loại thuốc để tiêm vào người tử tù. Trong đó bao gồm: một loại thuốc để gây mê, một để làm cơ bắp thịt và thần kinh ngưng hoạt động và loại cuối cùng khiến tim ngừng đập. Thông thường, tử tù sẽ chết trong khoảng thời gian từ 10-15 phút. Cơ chế chết trong phương thức xử tử này diễn ra theo trình tự: khiến cho tử tù ngủ, sau đó ngừng thở và khiến tim ngừng đập. Theo ý kiến của một số chuyên gia y học trên thế giới, tử hình bằng tiêm thuốc độc là cách "chết không đau đớn".
Mặc dù hình thức treo cổ tử tù được sử dụng từ thời cổ đại nhưng cho đến nay vẫn được duy trì tại một số quốc gia. Singapore là quốc gia thứ hai trên thế giới có tỉ lệ tử hình trên đầu người cao nhất thế giới trong khoảng thời gian từ năm 1994 - 1999. Những phạm nhân bị tuyên án tử hình sẽ bị thi hành án theo hình thức treo cổ tại nhà tù Changi vào rạng sáng ngày thứ sáu.
Đối tượng bị phán án tử bao gồm: phát động chiến tranh, cố gắng phát động chiến tranh hoặc tiếp tay cho các cuộc chiến chống chính phủ, phản quốc, khủng bố, giết người, buôn bán ma túy…
Malaysia là một trong số các nước sử dụng phương pháp treo cổ tử tù. Không chỉ phạm nhân mang quốc tịch nước này mà ngay cả người nước ngoài phạm trọng tội tại đây cũng phải chịu hình thức tử hình này.
Tử hình bằng ghế điện là hình thức thi hành án mà Mỹ và nhiều quốc gia khác sử dụng. Theo ý kiến của các nhà làm luật, đây là một hình thức tử hình diễn ra trong thời gian ngắn và có thể xem như có nhân tính nhất được sử dụng trong những năm đầu thế kỷ XX. Vụ tử hình đầu tiên bằng hình thức ghế điện được tiến hành tại nhà tù Auburn, New York (Mỹ) vào ngày 6/8/1890. Tù nhân đầu tiên bị xử tử theo hình thức này là sát nhân William Kemmler.
Tử tù sẽ bị trói chặt vào ghế điện. Chiếc ghế này được thiết kế có một dòng điện cực lớn sẽ chạy qua người tù nhân khi bật công tắc. Người ta sử dụng dòng điện mạnh có cường độ hàng nghìn vôn chạy qua cơ thể tử tù khiến cho các mạch máu dưới da của phạm nhân bị vỡ ra và chảy ra ngoài. Tử tù sẽ chết trong khoảng 8 phút.
Một số quốc gia khác tử hình theo phương pháp ghế điện còn đặt một miếng bọt biển thấm nước muối lên đầu tử tù để tăng khả năng dẫn điện và dòng điện có thể chạy dọc vào thân của tử tù nhanh hơn. Điều này khiến phạm nhân chết trong thời gian rất ngắn, giảm bớt hành trình đau đớn cuối đời.
Xử bắn là hình thức tử hình phổ biến ở Mỹ, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Xử bắn tử tù có nhiều kiểu khác nhau. Cách xử bắn cổ điển là tiểu đội gồm 10 người sẽ bắt thăm, mỗi người được phát một khẩu súng trường, trong đó có một cây súng lắp đạn giả. Khi có hiệu lệnh thì bắn. Sau đó, sĩ quan chỉ huy sẽ kiểm tra và cho thêm phát súng cuối cùng gọi là phát ân huệ. Tại Indonesia, 12 người sẽ tham gia hành quyết tử tù.
Hình thức khác là một chọi một. Theo đó, tử tù sẽ bị trói quỳ dưới đất. Người thi hành án đứng đằng sau và dùng súng AK hay súng ngắn bắn vào đầu tử tù. Ngoài ra còn có hình thức xử bắn bằng đại liên. Người hành hình sẽ trói tù nhân trước mũi súng. Cò súng được buộc vào một sợi dây và khi có hiệu lệnh thì người xử quyết ngồi trong nhà giật dây đến khi hết đạn mới ngừng.
Xử tử bằng phòng hơi ngạt là hình thức kết liễu cuộc đời phạm nhân khá phổ biến ở Mỹ. Mức độ đau đớn và thời gian chết diễn ra nhanh hay chậm tùy thuộc phần lớn vào bản thân tử tù.
Cụ thể, nếu tử tù tự nguyện hít hơi độc thì sẽ mất mạng sau 10-15 giây. Ngược lại, nếu tù nhân nín thở thì thời gian hấp hối sẽ lâu hơn và cảm giác đau đớn sẽ diễn ra trong vài phút. Hình thức này được sử dụng lần đầu tiên tại một nhà tù ở bang Nevada, Mỹ vào năm 1924.
Hơn 30 nước trên thế giới áp dụng hình thức tiêm thuốc độc để thi hành án tử hình.
Đa phần các nước đều sử dụng 3 loại thuốc để tiêm vào người tử tù. Trong đó bao gồm: một loại thuốc để gây mê, một để làm cơ bắp thịt và thần kinh ngưng hoạt động và loại cuối cùng khiến tim ngừng đập. Thông thường, tử tù sẽ chết trong khoảng thời gian từ 10-15 phút.
Cơ chế chết trong phương thức xử tử này diễn ra theo trình tự: khiến cho tử tù ngủ, sau đó ngừng thở và khiến tim ngừng đập. Theo ý kiến của một số chuyên gia y học trên thế giới, tử hình bằng tiêm thuốc độc là cách "chết không đau đớn".