Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Washington (Mỹ) vừa công bố trên tạp chí khoa học New England Journal of Medicine bản đồ đột quỵ thế giới với nhiều kết luận chấn động.
Có tới 1/4 dân số thế giới có nguy cơ đột quỵ sau tuổi 25. Những khu vực nguy hiểm nhất, được biểu thị bằng màu cam đỏ, chủ yếu nằm ở Châu Á và Châu Âu, mà cao nhất là Trung Quốc với tỉ lệ lên đến 40%.
|
Bản đố đột quỵ thế giới |
Rất may, dù là quốc gia có biên giới tiếp giáp, Việt Nam chúng ta chỉ được biểu thị bằng màu xanh nhạt. Nhưng với màu sắc đó, tỉ lệ nguy cơ đột quỵ sau tuổi 25 tương ứng sẽ là 17%-22%, vì vậy chúng ta vẫn cần cảnh giác.
Trước đây, 45 tuổi được coi là mốc chuẩn đánh dấu nguy cơ đột quỵ bắt đầu gia tăng. Thế nhưng, thực tế cho thấy có rất nhiều bệnh nhân gặp tai biến trước tuổi này.
Nghiên cứu mới này là nghiên cứu đầu tiên đề xuất hạ mốc xuống chỉ còn 25 tuổi. Họ thống kê rằng chỉ cần bước qua tuổi 25, đã có 1/4 dân số thế giới đối mặt nguy cơ đột quỵ!
"Các bác sĩ phải cảnh báo bệnh nhân của họ về việc ngăn ngừa đột quỵ và các bệnh mạch máu khác tại những thời điểm sớm hơn trong cuộc sống" - trợ lý giáo sư, tiến sĩ Gregory Roth, thành viên nhóm nghiên cứu, nhấn mạnh. Đó là các lời khuyên kịp thời về chế độ ăn uống, vận động, tập luyện lành mạnh, tránh hút thuốc và uống rượu, kiếm soát tốt cholesterol và bệnh cao huyết áp...
Tính theo khu vực, có 3 nơi trên thế giới mà người dân gặp rủi ro cao nhất là Đông Á (38% có nguy cơ), Trung Âu (31,7%) và Đông Âu (31,6%). Nếu phân chia theo giới tính thì nguy cơ cao nhất thuộc về nam giới ở Trung Quốc (41%) và nữ giới ở Lavita (42%).
Khu vực cận Sahara của Châu Phi là nơi người dân ít có nguy cơ đột quỵ nhất thế giới với tỉ lệ chỉ 11,8%. Chỉ có 7/195 quốc gia có tỉ lệ dưới 11%, đó là Cộng hòa Trung Phi, Lesotho, Somalia, Swaziland, Uganda, Zambia và Zimbabwe.