Nhiều nhân viên văn phòng dựa vào cà phê để giúp mình tỉnh táo, có người nghiện đến mức phải uống vài cốc mỗi ngày. Họ không biết rằng, uống cà phê quá nhiều sẽ đem lại nhiều mối nguy hại lớn.
Cô Trịnh, 46 tuổi, ở Chiết Giang, Trung Quốc, cách đây vài ngày vô tình trượt chân ngã, vốn tưởng rằng cú ngã nhẹ sẽ không sao nào ngờ lại khiến cô Trịnh gãy xương hông. Đi khám, bác sĩ cho biết cô Trịnh loãng xương nặng, nguyên nhân là do uống cà phê quá nhiều.
|
Ảnh minh họa. |
Theo thông tin đăng tải, do tính chất công việc, cô Trịnh thường xuyên họp hành và thức khuya, để tăng cường năng lượng và duy trì sự tập trung, cô Trịnh uống trung bình 3 tách cà phê mỗi ngày. Chuyện này đã kéo dài hàng chục năm, cô Trịnh không thấy vấn đề gì hết.
Mới đây, khi đang tắm, cô Trịnh vô tình trượt chân ngã, sau cú ngã nhẹ này, cô Trịnh lại đau đến mức không thể đi lại được. Khi đến bệnh viện điều trị, các bác sĩ phát hiện cô bị gãy xương đùi trái, gãy xương hông, nguyên nhân gốc rễ khiến cô bị gãy xương không phải do va chạm mà thực ra là do loãng xương.
Các bác sĩ cho biết, trường hợp của bệnh nhân này rất hiếm, chỉ chiếm khoảng 1% các trường hợp lâm sàng, một cú ngã nhẹ với chất lượng xương bình thường sẽ không gây gãy xương, nhưng mật độ xương của cô Trịnh lại thấp hơn hẳn những người khác, vì vậy va chạm nhẹ cũng gây gãy xương. Nhìn chung, gãy xương hông thường xảy ra ở người lớn tuổi, tỷ lệ tàn tật và nguy cơ tử vong khá cao.
Các bác sĩ nhắc nhở rằng caffeine và axit oxalic trong cà phê có thể cản trở sự hấp thụ canxi và tăng mất canxi, không nên uống quá 2 tách cà phê mỗi ngày. Ngoài ra, tiêu thụ lâu dài đồ uống có ga, nhiều natri và nhiều protein chế độ ăn kiêng, v.v., cũng có thể dễ dàng gây ra hoặc đẩy nhanh tình trạng loãng xương, dễ gãy xương.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Thực hư quán cà phê ở phố cổ Hà Nội dùng bia mộ để làm decor