Melissa Sutton năm nay 16 tuổi, đến từ Rochdale, nước Anh vốn rất khỏe mạnh. Chính điều này khiến cô không mấy chăm chút cho sức khỏe của mình dù cơ thể xuất hiện tình trạng khó thở, đau vùng ngực. Thậm chí Melissa từng nghĩ đây là kết quả một chấn thương trong lần tập thể thao.
|
Ewing Sarcoma là loại khối u hình thành trong xương hoặc các mô mềm. Nó thường tấn công trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.
|
Chỉ đến khi uống thuốc giảm đau song tình hình không cải thiện được, Melissa mới tìm sự hỗ trợ của bác sĩ. Ban đầu, bác sĩ kiên quyết sức khỏe cô gái trẻ không có gì đáng lo ngại và cho về nhà. Sự đau đớn khiến Melissa buộc phải đi khám thêm. Tại đây, sau 10 phiên hội chẩn, chụp X – quang ngực, phổi, chẩn đoán ung thư mới được đưa ra. Các bác sĩ phát hiện cô từng bị chẩn đoán sai bệnh, bởi căn nguyên tình trạng của Melissa bắt nguồn từ bệnh Ewing Sarcoma – một dạng hiếm của ung thư xương.
Nhận được tin dữ, Melissa cảm thấy đất trời như sụp đổ. Cô cho biết: “Suốt nhiều tháng, tôi cảm thấy có gì đó bất ổn chứ không đơn thuần là chấn thương do luyện tập thể thao. Dù đã thăm khám nhưng các bác sĩ đã không phát hiện được bệnh. Họ không chịu lắng nghe những gì tôi phải trải qua để tìm nguyên nhân chính”.
Để chiến đấu với bệnh tật, Melissa cần tiến hành cắt bỏ 4 chiếc xương sườn, trải qua nhiều lần hóa, xạ trị tại Bệnh viện Nhi Hoàng gia Manchester.
Hiện Melissa tiến hành được 12 lần hóa trị. Sắp tới, cô cần thực hiện thêm 30 lần xạ trị nữa.
Được biết, điều Melissa cảm thấy sợ nhất khi điều trị ung thư là cô buộc phải từ bỏ mái tóc đẹp để làm bạn với bộ dạng không có tóc. Tuy nhiên giờ cô cảm thấy vô cùng thoải mái với vẻ bề ngoài mới.
Gia đình Melissa cho biết, họ chưa đệ đơn kiện các bác sĩ từng chẩn đoán sai bệnh cho cô. Hiện ưu tiên hàng đầu của gia đình là trị bệnh. Về phía cơ quan chức năng, họ cam kết sẽ vào cuộc, điều tra kỹ càng khi nhận được đơn khiếu nại.
Theo Viện Y học Mỹ (MIH), Ewing Sarcoma là loại khối u hình thành trong xương hoặc các mô mềm. Nó khá phổ biến ở đối tượng trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Trẻ dưới 15 tuổi mắc bệnh có tỷ lệ sống sót 78% trong khi thanh thiếu niên mắc bệnh trong độ tuổi từ 15 – 19 tỷ lệ sống sót chỉ còn 60%.