Tim là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, khi nó hoạt động bình thường thì mới có thể thúc đẩy quá trình lưu thông máu khắp cơ thể và duy trì hoạt động sinh lý bình thường. Mặc dù đảm nhận nhiều trọng trách "nặng nề" như vậy, nhưng tim lại là cơ quan rất "mong manh".
Khi nói về các vấn đề tim mạch, Arthur Gaston, bác sĩ tim mạch tại Đại học Miami, Mỹ đã dựa trên kinh nghiệm lâm sàng nhiều năm và một số nghiên cứu quốc tế đã tóm tắt 6 thời điểm dễ khiến tim bị tổn thương nhất.
1. Khi ăn quá nhiều
Để tiêu hóa thức ăn, cơ thể cần một lượng lớn máu chuyển đến đường tiêu hóa. Do đó, lượng máu cung cấp cho tim lúc này sẽ giảm, làm tăng nguy cơ thiếu máu và tạo gánh nặng lên tim. Khi ăn nhiều dầu mỡ và chất béo, điều này cũng có thể làm tăng độ nhớt của máu, hình thành nên các cục máu đông, dễ gây ra nhồi máu cơ tim .
Ăn quá nhiều có thể gây ra đột quỵ tim.
Sau khi ăn, nếu bạn cảm thấy có dấu hiệu như tức ngực, nhịp tim nhanh, khó chịu thì cần phải đến bệnh viện kịp thời.
Gợi ý: Mỗi ngày nên chia bữa ăn thành 7 - 8 bữa nhỏ để kiểm soát chỉ số mỡ máu triglyceride và hàm lượng cholesterol.
2. Khi đi đại tiện khó khăn
Khi bị táo bón, nhiều người thường nín thở để rặn, lúc này cơ bụng và cơ hoành sẽ co bóp mạnh. Điều này dẫn tới huyết áp đột ngột tăng, cơ tim tiêu thụ oxy nhiều hơn, gây ra tình trạng đau thắt ngực , nhồi máu cơ tim hay rối loạn nhịp tim nghiêm trọng.
Gợi ý: Ngay cả khi phân quá khô cũng không nên dùng quá nhiều lực để rặn. Nếu cần hãy sử dụng một số phương pháp hỗ trợ. Tuy nhiên, để đảm bảo phân mềm, tốt nhất nên ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc thô giàu chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục điều độ.
3. Khi tập luyện quá sức
Tập thể dục đúng cách giúp ích rất nhiều cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, khi bạn tập thể dục quá mạnh sẽ khiến tim co bóp nhiều hơn, dễ khiến huyết áp tăng nhanh, đặc biệt nếu bị thiếu máu ở cơ tim sẽ gây ra đột quỵ tim đột ngột.
Tập luyện quá sức sẽ gây nguy hiểm cho tim.
Nhịp tim trong khi tập thể dục không được vượt quá tiêu chuẩn (người dưới 40 tuổi là 180, người ngoài 30 tuổi là 170). Thời gian tập thể dục cũng không nên quá lâu, tốt nhất là chỉ nên trong 30 phút. Nếu bạn cảm thấy khó chịu ở ngực hay khó thở khi tập thể dục thì nên ngồi xuống nghỉ ngơi ngay lập tức.
Gợi ý: Tốt nhất là bạn nên thực hiện những bài tập thể dục vừa mức với cơ thể. Đối với người già và người có vấn đề về tim mạch, không nên tham gia vào những môn thể thao có tính cạnh tranh.
4. Khi bị căng thẳng hoặc lo lắng quá mức
Sức khỏe của tim có liên quan chặt chẽ đến trạng thái tinh thần. Khi áp lực công việc cao, đầu óc căng thẳng kéo dài, hệ thống thần kinh bị tổn thương ảnh hưởng đến trạng thái làm việc của tim.
Sức khỏe của tim có liên quan chặt chẽ đến trạng thái tinh thần.
Ví dụ, một người khỏe mạnh khi lo lắng sẽ bị đỏ mặt, nhịp tim nhanh, huyết áp tăng. Nhưng với người có chức năng tim kém, nó sẽ gây ra các vấn đề về ngực, đau tim...
Gợi ý: Bạn nên học cách giải tỏa áp lực, trút bỏ oán giận, rắc rối kịp thời. Khi đang trong tình trạng căng thẳng, hãy nhắm mắt lại, hít một hơi thật sâu để thư giãn.
Những khoảng thời gian dễ xảy ra các vấn đề về tim
1. Buổi sáng (6 - 12 giờ)
Theo nghiên cứu từ Trung tâm tim mạch quốc gia Tây Ban Nha, sau khi phân tích hơn 800 bệnh nhân đau tim, họ nhận thấy trong khung giờ 6 - 12 giờ là thời điểm thường xảy ra các vấn đề về tim nhất.
Một nghiên cứu của Đại học Harvard, Mỹ cũng chỉ ra rằng nguy cơ đau tim vào buổi sáng thường cao hơn 40% so với những thời điểm khác trong ngày. Lý do là sau khi thức dậy vào buổi sáng, cơ thể sẽ tiết ra các hormone tạo áp lực như epinephrine, dẫn đến tình trạng tăng huyết áp . Ngoài ra, việc không uống nước vào ban đêm sẽ khiến máu đặc lại, dễ gây ra tình trạng bị tắc nghẽn.
Thời điểm buổi sáng thường xảy ra nhồi máu cơ tim.
Gợi ý: Sau khi thức dậy vào buổi sáng, tốt nhất nên di chuyển nhẹ nhàng và chậm rãi, sau đó bổ sung ngay một ly nước lọc. Nếu là bệnh nhân bị tăng huyết áp, họ cần hỏi bác sĩ có nên sử dụng thuốc hạ huyết áp trước khi đi ngủ hay không.
2. Hàng năm từ tháng 11 đến tháng 3
Mùa đông (thường là từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm) là thời điểm nhiều người lên cơn đau tim nhất. Nguyên nhân là do phản ứng sinh lý của con người trong mùa đông tương đối chậm, làm tăng gánh nặng lên tim. Ngoài ra, việc chênh lệch lớn nhiệt độ khi đi ra ngoài dễ khiến các mạch máu bị kích thích mạnh, có thể gây co thắt đột ngột, làm gián đoạn việc cung cấp máu hoặc tắc nghẽn mạch máu , dẫn tới nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Gợi ý: Giữ ấm khi đi ra ngoài, tập trung vào việc bảo vệ vùng đầu, tay và chân. Ngay cả khi bước vào một căn nhà ấm áp, bạn cũng không nên vội vã cởi áo khoác. Thời tiết mùa xuân còn tương đối lạnh, bạn cũng không nên ăn quá no, nên bổ sung trái cây tươi, uống nước sau khi thức dậy và tập thể dục đúng cách sẽ khiến cơ thể luôn trong tình trạng thoải mái thì tránh được bệnh tim.