Những sai lầm khi cho con ăn dặm nhiều mẹ Việt mắc phải

Google News

Những sai lầm khi cho con ăn dặm nhiều mẹ Việt mắc phải có thể làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của con trẻ trong giai đoạn này.

Cho con ăn dặm là việc làm cần thiết, các bà mẹ cần làm khi con đến độ tuổi này. Dưới đây là những sai lầm khi cho con ăn dặm nhiều mẹ Việt mắc phải, cần biết để điều chỉnh sớm.
Nhung sai lam khi cho con an dam nhieu me Viet mac phai
Cho con ăn dặm đúng cách mới giúp con khỏe mạnh. 
Cho con ăn dặm theo một thực đơn nhàm chán
Nếu bạn liên tục cho con ăn dặm một món thường xuyên, dù cho món đó là món con thích cũng khiến con sớm nhàm chán và sợ luôn chính món đó.
Trẻ rất nhạy cảm, khi đã ngán và không thích mùi vị nào thì khi ngửi đến mùi vị tương tự như vậy, lập tức bé cũng không muốn ăn.
Thích ăn món đó là 1 chuyện, còn ăn thường xuyên, ăn liên tục là chuyện khác! Trẻ nhỏ cũng biết thưởng thức và có vị giác riêng. Vì vậy, cũng có món bé thích và món bé không thích. Tuy nhiên, không phải cứ con thích món gì là mẹ liên tục tẩm bổ cho bé bằng món đó.
Hâm lại nhiều lần một món ăn trong ngày
Nhiều mẹ không biết rằng, rau củ ngoài việc rất dễ mất chất, mất các vitamin ở nhiệt độ cao, còn có một nhược điểm đó là sẽ bị biến đổi mùi vị khi bị hâm lại trên 2 lần, mùi vị trở nên khó ăn hơn. Người lớn, bình thường sẽ ít nhận ra sự thay đổi này hoặc có thì cũng ... dễ hiểu và không có vấn đề gì, nhưng khứu giác vị giác của trẻ nhỏ đặc biệt nhạy cảm, bé sẽ nhận ra ngay và trở nên khó chịu, dẫn đến tình trạng kém ăn.
Mẹ nên hầm một nồi cháo trắng khoảng 3 chén, sau đó múc ra một chén cháo để nấu riêng 1 bữa (nấu với thịt heo, cà rốt, củ cải trắng, dầu ăn, hạt nêm), phần cháo trắng còn lại vô tủ lạnh, bé ăn không hết bữa ấy thì ... mẹ ăn hoặc bỏ.
Đến trưa lại múc ra một chén cháo trắng để nấu món khác (như với thịt bò, rau lang, dầu ăn nêm nước tương), chén cháo còn lại nấu cho bữa ăn tối (với đậu hũ, bí đỏ, dầu ăn, món này có thể nêm hạt nêm hay nêm đường thành món cháo ngọt).
Nêm quá mặn
Nhiều mẹ không để ý, khi con không muốn ăn cứ lo xem xét ở đâu đâu chứ quên không nghĩ đến việc ấy.
Trẻ nhỏ có cảm giác vị giác nhạy cảm hơn người lớn rất nhiều, vì con người càng lớn thì lưỡi càng bị “chai đi” do đã tiếp xúc với nhiều thực phẩm, gia vị, chất cay nóng,
Vì vậy khi nêm nếm thức ăn cho trẻ ăn dặm, cần nêm nhạt hơn “lưỡi” của mẹ một cách rõ ràng chứ không phải chỉ là một chút. Nếu mẹ nêm thấy vừa miệng thì nên nghi ngờ là mình đã nêm mạnh tay (quá mặn hoặc quá ngọt) so với con.
Ngoài ra, việc tập cho trẻ ăn càng nhạt ngay từ nhỏ rất cần thiết, sẽ tốt hơn cho sức khỏe lâu dài của con. Nếu quen ăn mặn, sau này trẻ dễ có nguy cơ mắc phải nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có cao huyết áp, tim mạch, thận, ..., hơn là ăn nhạt.
Theo Phương Vũ/Gia đình Việt Nam

>> xem thêm

Bình luận(0)